Constructor trong Java là gì?
Bài viết được sự cho phép của tác giả Nguyễn Hữu Khanh
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về constructor của một đối tượng, làm thế nào để tạo ra chúng, sự khác nhau giữa constructor mặc định và constructor do chúng ta định nghĩa và cuối cùng overloaded constructor là gì các bạn nhé!
Định nghĩa constructor
Trong Java, constructor là một phương thức đặc biệt, nó được dùng để khởi tạo và trả về đối tượng của lớp mà nó được định nghĩa. Constructor sẽ có tên trùng với tên của lớp mà nó được định nghĩa và chúng không được định nghĩa một kiểu giá trị trả về.
Ví dụ:
package com.huongdanjava; public class Student { private String name; private int age; public Student(String name) { this.name = name; } }
Trong ví dụ trên, chúng ta đã định nghĩa một constructor cho đối tượng Student, như các bạn thấy nó không có kiểu giá trị trả về và tên của nó trùng tên với lớp mà nó được định nghĩa.
Khi một đối tượng được khởi tạo bằng cách gọi constructor của nó với toán tử new thì nó sẽ gọi constructor của lớp cha và tất cả các instance variable sẽ được khởi tạo với giá trị mặc định của nó. Trở lại ví dụ trên thì khi khởi tạo đối tượng Student bằng cách gọi:
package com.huongdanjava; public class Example { public static void main(String[] args) { Student student = new Student("Khanh"); } }
thì giá trị của biến age trong đối tượng Student sẽ có giá trị mặc định của kiểu int là 0.
Constructor mặc định
Nếu trong một đối tượng, chúng ta không định nghĩa một constructor nào cả thì mặc định Java sẽ thêm một constructor mặc định vào đối tượng của chúng ta.
Ví dụ, mình định nghĩa đối tượng Student như sau:
package com.huongdanjava; public class Student { private String name; private int age }
Lúc này, mình có thể khởi tạo đối tượng Student bằng cách:
package com.huongdanjava; public class Example { public static void main(String[] args) { Student student = new Student(); } }
Rõ ràng các bạn thấy, mặc dù mình không định nghĩa bất kỳ constructor nào trong đối tượng Student nhưng mình vẫn có thể khởi tạo đối tượng này.
Constructor mặc định sẽ không chứa bất kỳ tham số nào và khi được gọi để khởi tạo đối tượng, nó cũng gọi constructor của lớp cha và khởi tạo giá trị mặc định cho các instance variable.
Trong trường hợp chúng ta đã định nghĩa một constructor cho đối tượng:
package com.huongdanjava; public class Student { private String name; private int age; public Student(String name) { this.name = name; } }
thì Java sẽ không tự động thêm constructor mặc định nữa và khi đó nếu chúng ta cố gắng khởi tạo đối tượng bằng constructor mặc định thì sẽ bị lỗi compile ngay:
Định nghĩa một constructor
Chúng ta có thể định nghĩa constructor cho một đối tượng bất kỳ, khi đó tất cả các thuộc tính của đối tượng bao gồm các phương thức, các instance variable có thể được gọi tùy theo định nghĩa của chúng ta.
Ví dụ:
package com.huongdanjava; public class Student { private String name; private int age; public Student(String name) { this.name = name; age = 30; }
Chúng ta có thể sử dụng bốn access modifier để định nghĩa cho một constructor, và do vậy chúng ta có thể giới hạn phạm vi truy cập của đối tượng từ những đối tượng khác.
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta định nghĩa một constructor với một kiểu giá trị trả về? Khi đó, Java sẽ coi nó như là một phương thức bình thường chứ không phải là một constructor.
Ví dụ:
package com.huongdanjava; public class Student { private String name; private int age; public void Student(String name) { this.name = name; age = 30; }
Đối tượng Student lúc này chỉ có một constructor mặc định do Java thêm vào mà thôi. Nếu chúng ta khởi tạo đối tượng Student với một tham số name thì sẽ bị lỗi ngay.
Overloaded constructor
Overloaded constructor là gì? Đó là khi chúng ta định nghĩa nhiều constructor cho một đối tượng và mỗi constructor sẽ có các tham số khác nhau cả về số lượng tham số lẫn kiểu dữ liệu của tham số.
Ví dụ:
package com.huongdanjava; public class Student { private String name; private int age; public Student(int age) { this.age = age; } public Student(String name) { this.name = name; } public Student(String name, int age) { this.name = name; this.age = age; } }
Nguyên tắc để định nghĩa overloaded constructor là:
- Các constructors, như mình đã nói, phải được định nghĩa sử dụng các tham số khác nhau cả về số lượng tham số lẫn kiểu dữ liệu của tham số.
- Các constructor không được định nghĩa chỉ khác nhau ở access modifier.
Trong trường hợp đối tượng có nhiều constructor và chúng ta muốn gọi constructor này từ constructor khác thì bắt buộc chúng ta phải sử dụng từ khóa this như sau:
package com.huongdanjava; public class Student { private String name; private int age; public Student(int age) { this.age = age; } public Student(String name) { this.name = name; } public Student(String name, int age) { this(name); this.age = age; } }
Câu lệnh this để gọi constructor khác này bắt buộc phải nằm ở dòng đầu tiên của constructor, nếu nó nằm sau một câu lệnh bất kỳ thì code chúng ta sẽ bị lỗi compile ngay:
Bài viết gốc được đăng tải tại huongdanjava.com
Có thể bạn quan tâm:
- Lập trình hướng đối tượng (OOPs) trong java
- Tạo số và chuỗi ngẫu nhiên trong Java
- Exception là gì? Tổng quan về Exception trong Java
Xem thêm các việc làm Java hấp dẫn tại TopDev
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- i iOS 18 có gì mới? Có nên cập nhật iOS 18 cho iPhone của bạn?
- G Gamma AI là gì? Cách tạo slide chuyên nghiệp chỉ trong vài phút
- P Power BI là gì? Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng PBI?
- K KICC HCMC x TOPDEV – Bước đệm nâng tầm sự nghiệp cho nhân tài IT Việt Nam
- T Trello là gì? Cách sử dụng Trello để quản lý công việc
- T TOP 10 SỰ KIỆN CÔNG NGHỆ THƯỜNG NIÊN KHÔNG NÊN BỎ LỠ
- T Tìm hiểu Laptop AI – So sánh Laptop AI với Laptop thường
- M MySQL vs MS SQL Server: Phân biệt hai RDBMS phổ biến nhất
- S SearchGPT là gì? Công cụ tìm kiếm mới có thể đánh bại Google?