Console không chỉ có phương thức log!
Bài viết gốc đăng tải tại CodeLabo.
Người viết: Nguyen Hai Duc
console
là công cụ đắc lực hỗ trợ chúng ta trong quá trình phát triển ứng dụng, đặc biệt là khi tìm và sửa lỗi. Tuy nhiên, console
còn rất nhiều phương thức khác cũng thú vị và hữu ích không kém. Hãy cùng CodeLabo tìm hiểu trong bài viết này nhé!
console.log
console.log
có lẽ là phương thức được sử dụng nhiều nhất để in giá trị của biến ra màn hình.
const name = 'CodeLabo'
console.log('Hello', name) // Hello CodeLabo
Bên cạnh đó, console
còn có 3 phương thức khác có tính năng tương tự: .warn
, .info
, và .error
.
console.info('CodeLabo - more experiments, more knowledge')
console.warn('Hãy like Facebook Page của CodeLabo nhé!')
console.error('Đừng quên share cho mọi người cùng biết nha!')
Ngoài việc in giá trị, .warn
và .info
hiển thị kết quả ở một định dạng khác, giúp bạn phân biệt “mức độ nghiêm trọng” của thông điệp, trong khi .error
in ra stack trace, giúp bạn xác định lỗi xuất hiện ở đâu.
Bạn có thể dùng tính năng lọc để lựa chọn hiển thị kết quả theo từng loại thông điệp. Tính năng này có mặt ở hầu hết các trình duyệt.
console.trace
Chúng ta cũng có thể in ra stack trace bằng cách sử dụng console.trace
.
function hello(name = 'CodeLabo') {
console.trace('name:', name)
return `Hello ${name}!`
}
hello()
Kết quả:
Tặng một like thể hiện tình cảm nha!
console.dir
và console.dirxml
console.dir
in ra JavaScript sau khi đã được định dạng đẹp đẽ.
const fancyThings = {
car: '🏎️ Ferrari',
watch: '⌚ Cartier',
clothing: {
shoes: '👠 Christian Louboutin',
dress: '👗 Versace',
},
boat: '🛥️ Sunseeker',
}
console.dir(fancyThings)
Riêng console.dirxml
thì in ra markup của nút DOM. Ví dụ:
<!DOCTYPE html>
<html lang="en">
<head>
<!-- ... -->
</head>
<body>
<main>
<h1>hello</h1>
<p>this is a <strong>text</strong></p>
</main>
<script>
console.dirxml(document.body);
</script>
</body>
</html>
Kết quả trên Google Chrome:
console.assert
console.assert
sẽ nhận 2 tham số. Nếu tham số thứ nhất trả về false, tham số thứ 2 sẽ được in ra màn hình.
// 1 + 1 == 2, trả về true, không có gì được in ra cả
console.assert(1 + 1 === 2, '1 + 1 khác 2')
// 1 + 1 == 3 trả về false, '1 + 1 khác 3' sẽ được in ra
console.assert(1 + 1 === 3, '1 + 1 khác 3')
console.clear
Bạn có thể gọi phương thức console.clear()
để xóa đi những kết quả đã được in ra trước đó. Hoặc bạn có thể nhấn Ctrl + L
trong Chrome, hoặc Ctrl + Shift + L
trong Firefox, để đạt được kết quả tương tự.
console.clear()
console.count
và console.countReset
Mỗi lần bạn gọi đến console.count()
, phương thức này sẽ tự động tăng lên 1. Bạn có thể truyền vào một nhãn tùy ý để đánh dấu các bộ đếm khác nhau. Và bạn dùng console.countReset(label)
để quay ngược bộ đếm về lại 0.
const arr = [1, 2, 3, 4, 5]
arr.forEach(nb => {
if (nb % 2 === 0) {
console.count('chẵn')
} else {
console.count('lẻ')
}
})
// lẻ: 1
// chẵn: 1
// lẻ: 2
// chẵn: 2
// lẻ: 3
Đo thời gian thực thi
Để đo thời gian thực thi của một đoạn mã, bạn có thể dùng console.time
và console.endTime
. Phương thức console.time(label)
nhận vào một chuỗi dùng làm nhãn cho bộ đếm giờ. Sau đó gọi đến console.endTime(label)
với nhãn cùng tên, để hiển thị thời gian thực thi.
console.time('fetching data')
fetch('https://jsonplaceholder.typicode.com/users')
.then(d => d.json())
.then(() => console.timeEnd('fetching data'))
// fetching data: 424ms
Đặt kết quả vào nhóm
Sử dụng console.group
và console.groupEnd
để nhóm các giá trị được hiển thị lại với nhau. Ta cũng có thể đặt tên cho các group, và group này có thể nằm trong group khác.
console.group('🖍️ colors')
console.log('green')
console.log('orange')
console.group('HEX')
console.log('#1AB374')
console.log('#FF7B5F')
console.groupEnd()
console.log('blue')
console.groupEnd()
console.table
Phương thức console.table
giúp chúng ta hiển thị array hoặc object dưới dạng bảng.
function Single(title, singer, year) {
this.title = title
this.singer = singer
this.year = year
}
const s = new Single('Có ai thương em như anh', 'Tóc Tiên', '2018')
console.table(s)
Sử dụng CSS Style
Có bao giờ bạn mở console khi đang xài Facebook và nhận được thông báo như thế này:
Họ đã làm điều đó như thế nào? Hóa ra, ta có thể áp dụng CSS style trong console.log
bằng cách dùng kí tự đặt chỗ %c
.
console.log(
'Hello %cCodeLabo%c!',
'color: #1ab374; font-weight: bold; font-size: 2rem; text-shadow: 0 0 5px rgba(0,0,0,0.2);',
'color: #ff7b5f; font-weight: bold; font-size: 2rem; text-shadow: 0 0 5px rgba(0,0,0,0.2);',
)
Mỗi %c
sẽ định dạng cho những ký tự phía sau nó. Kết quả là:
Bên cạnh %c
, console còn hỗ trợ những kí tự đặt chỗ khác như %o
, %f
hay %d
. Bạn có thể xem chi tiết ở đây.
Kết
Ngoài việc cung cấp phương thức console.log()
rất hữu dụng khi tìm và sửa lỗi, console còn có những phương thức khác cũng rất tiện dụng trong quá trình phát triển dự án. Bạn có biết cách sử dụng console nào sáng tạo hơn nữa không? Hãy cùng chia sẻ nhé.
Có thể bạn quan tâm:
- ES6 là gì? Những nổi bật và sự thay đổi tuyệt vời của ES6
- Mẹo với Javascript (ES6) và thủ thuật để làm cho code sạch hơn, ngắn hơn, và dễ đọc hơn ( Phần 2)
- 12 tips hay cho JavaScript
Xem thêm việc làm IT job trên TopDev
TopDev via ehkoo
- G Giải Quyết Bài Toán Kinh Doanh Bằng Big Data và AI
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- F Framework nào tốt nhất cho dự án của bạn? – Checklist chi tiết
- K Kinh nghiệm xử lý responsive table hiệu quả
- S Stackoverflow là gì? Bí kíp tận dụng Stack Overflow hiệu quả
- 7 7 kinh nghiệm hữu ích khi làm việc với GIT trong dự án
- B Bài tập Python từ cơ bản đến nâng cao (có lời giải)
- B Bảo mật API là gì? Một số nguyên tắc và kỹ thuật cần biết
- H Hướng dẫn cài đặt và tự học lập trình Python cơ bản từ A-Z
- C Chinh Phục Phân Tích Dữ Liệu Với Pandas Trong Python: Hướng Dẫn Từng Bước