Con đường trở thành thực tập sinh tại Google
Tôi là sinh viên chuyên ngành môi trường tại đại học Yale-NUS (một trường cao đẳng nghệ thuật), có thể bạn thấy khá là bất ngờ khi tôi lại trở thành thực tập tại Google – kẻ khổng lồ về công nghệ. Bởi suy cho cùng thì việc nghiên cứu về môi trường cũng như là nghệ thuật thì có liên quan gì tới công nghệ hay kinh doanh?
Câu trả lời sẽ khiến bạn ngạc nhiên đấy! Đó là bởi bất cứ ai cũng có thể làm việc cho Google hay những kẻ khổng lồ công nghệ khác nếu họ thật sự cố gắng. Vì vậy, hãy để tôi giải thích và chia sẻ một số lời khuyên về những gì bạn có thể làm để có được một chuyến thực tập tại Google.
1. Tôi đã làm 9 công việc thực tập khác nhau
- Trước khi học đại học: The Thought Collective (một doanh nghiệp xã hội.
- Mùa hè đầu tiên: Philanthropy in Motion (một tổ chức phi lợi nhuận)
- Học kỳ đầu tiên của năm thứ hai: Part-time intern tại Flare Communications (một công ty chuyên về huấn luyện nhân sự và điều hành)
- Vào tháng 12, năm thứ hai: JFDI.Asia / QLC.io và Clickstream Ventures (nay là Cocoon Capital)
- Học kỳ thứ hai của năm thứ hai: Tôi là một part-time intern tại Green Pea Cookie (một startup về đồ ăn)
- Năm thứ ba: Thực tập sáu tháng tại Founder Institute (một công ty chuyên về vườn ươm) và thực tập thực tập năm tháng tại Tilt
Tôi biết bạn đang nghĩ gì: “Làm cách nào mà có thể làm ngần ấy việc?”. Đúng là nó nghe có vẻ điên cuồng, nhưng như bạn đã thấy, tôi đã làm nhiều việc thực tập khác nhau ngay từ khi còn đang đi học.
TIP: Hãy thực tập càng nhiều càng tốt để có thật nhiều kinh nghiệm làm việc. Bạn thậm chí có thể vừa làm part-time trong khi vẫn học bình thường. Startups có xu hướng giờ giấc linh hoạt hơn và sẵn sàng chấp nhận cho bạn vào làm thực tập viên ngay cả khi không có nhiều kinh nghiệm.
Hầu hết các chương trình thực tập tôi làm đều khá dễ tìm vì vậy hãy chăm đi đến các sự kiện, nói chuyện với startup founder và cho họ biết bạn đang quan tâm đến việc thực tập trong công ty của họ. Ngoài ra, bạn có thể đăng ký vào các cổng thực tập, chẳng hạn như Meetup, TopDev,…
>>> Xem thêm: Các level trong công việc trong ngành IT
2. Tôi đồng sáng lập một doanh nghiệp và giúp tăng vốn lên 70.000 đô la
Trong năm đầu tiên ở trường đại học, tôi đã đồng sáng lập một doanh nghiệp mạng xã hội – tên gọi là SDI Academy cùng với hai sinh viên khác. Mục tiêu của nó là để bảo vệ quyền lợi cho người lao động nhập cư thông qua việc dạy tiếng Anh cũng như giúp họ hòa nhập tốt hơn.
Với tư cách là đại diện cho SDI Academy, tôi tham gia vào hai chương trình gọi là Business Challenge và SIF Young Social Entrepreneurs Program. Hai sự kiện này đã dạy tôi rất nhiều về cách phát triển kinh doanh và cho phép tôi được gặp gỡ nhiều người tài năng trong startup cũng như là entrepreneur.
TIP: Mặt dù đây là một cơ hội học tập tuyệt vời, bạn không bắt buộc phải như tôi, làm một startup. Bởi vì nó cực kì khó nên tôi cũng khuyên bạn đừng nhảy vào nếu chỉ đơn thuần làm để thu lợi nhuận. Tuy nhiên, bạn có thể bắt đầu với các dự án nhỏ mà bạn thực sự đam mê, hoặc tham gia các cuộc thi về kinh doanh và cố gắng xây dựng một mạng lưới kết nối và quen biết.
>>> Xem thêm: Học như thế nào là đủ để có thể đi thực tập?
3. Tôi tham gia 10 cuộc thi hackathons và giành được chiến thắng 4 lần
Tôi sẽ thành thực: Tôi thực sự không giỏi code đến vậy. Do đó, làm thế nào để giành chiến thắng trong hackathons? Bí quyết nằm ở việc tìm được một đội ngũ có chung lý tưởng. Thường thì nó sẽ bao gồm hai developer, một designer và một người thật giỏi trong việc thuyết trình. Mặt khác, một ý tưởng hay là khi nó giải quyết đúng vấn đề, tương đối độc đáo, không quá phức tạp, và có thể cho ra lợi nhuận.
Nếu bạn không biết làm thế nào để code, thì nên cố gắng trở thành một người thuyết trình thực sự giỏi và hùng hồn. Với khả năng có thể viết một kịch bản mang tính thuyết phục cũng như thiết kế các slide thuyết trình bắt mắt. Bằng cách đó, bạn vẫn có thể đem lại giá trị cho đội. Đôi khi, việc thuyết trình cũng quan trọng như bản thân sản phẩm, do đó bạn phải đảm bảo rằng bạn có thể làm tốt. Tôi là người thuyết trình trong hầu hết các hackathon tôi tham gia, và tôi luôn luôn đảm bảo rằng mình luôn làm tốt nhất có thể.
TIP: Hãy cứ tham gia hackathons bất kể trình độ của bạn.Bởi chắc chắn là bạn sẽ học được điều gì đó. Ngoài ra, biết đâu may mắn lại mỉm cười và bạn có khả năng để giành chiến thắng.
4. Tôi tới làm ở Thung lũng Silicon trong vòng một năm
Tôi đã trải qua một năm làm việc tại Thung lũng Silicon thông qua chương trình NUS Overseas College. Tôi tham gia các lớp học kinh doanh tại Đại học Stanford, nơi mà tôi đã học được từ các nhà đầu tư mạo hiểm và các doanh nhân nổi tiếng, bao gồm Elon Musk!
TIP: Dành thời gian học tập hoặc làm việc thực tập ở nước ngoài. Nó sẽ cho phép bạn trải nghiệm sống trong một môi trường hoàn toàn mới. Rất nhiều công ty đa quốc gia tìm kiếm những người có kinh nghiệm này vì họ có thể dễ dàng thích ứng với các nền văn hoá khác nhau.
>>> Xem thêm: Đi thực tập vất vả và thậm chí không có lương: Câu chuyện của những người thành công trên toàn thế giới!
5. Tôi đã đi đến 300 sự kiện
Tôi là một kẻ cuồng các sự kiện lớn, nhưng đi đến nhiều công nghệ và sự kiện startup đã giúp tôi rất nhiều thứ:
- Cải thiện những kỹ năng mềm của tôi: như tiếp cận mọi người và trò chuyện với họ một cách dễ dàng
- Tìm hiểu thêm về xu hướng công nghệ mới nhất
- Tiếp xúc với Startup
- Kết bạn với rất nhiều người tài năng trong lĩnh vực công nghệ
- Khám phá các cơ hội để trở thành một thực tập viên ở các công ty Startup.
TIP: Hãy dành thời gian đi các sự kiện! Nó có thể giúp bạn tìm hiểu những điều mới mẻ, mở rộng mạng lưới của bạn và nắm bắt cơ hội. Bạn có thể tìm kiếm sự kiện dễ dàng trên Facebook, Eventbrite và Meetup.
Tôi không thể chỉ liệt kê những kết quả mà không đề cập đến những thay đổi. Để có thể làm được nhiều việc thực tập, bắt đầu kinh doanh, tham gia nhiều cuộc thi, và tham dự hàng trăm sự kiện, tôi phải hy sinh những điều khác:
- Tôi đã có ít thời gian hơn cho việc học của mình cũng như bạn bè.
- Trong khi tôi là thành viên của một số câu lạc bộ trong năm đầu tiên, tôi đã phải giảm bớt thời gian tham gia các hoạt động ngoại khóa.
- Tôi không thể dành nhiều thời gian đi chơi với bạn bè vì tôi thường phải làm rất nhiều việc.
TIP: Có thể bạn sẽ phải đối mặt với những điều, vì vậy hãy xem xét thật kĩ việc nếu nhận được một công việc thực tập hay làm việc trong một công ty công nghệ hàng đầu là điều bạn thật sự muốn. Nếu không, hoặc bạn chỉ thích một công việc ổn định và an toàn thì điểm số cao luôn là một trong những tiêu chí quan trọng.
***
Tôi khá chắc chắn rằng nếu bạn làm theo những gì tôi đã làm, bạn có thể có được một công việc thực tập hoặc làm việc tại một công ty công nghệ lớn. Bạn sẽ gặt hái nhiều lợi ích và thành công, nhưng hãy nhớ rằng bạn sẽ cần phải hy sinh một số thứ khác.
TopDev via techinasia
Có thể bạn muốn xem:
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- i iOS 18 có gì mới? Có nên cập nhật iOS 18 cho iPhone của bạn?
- G Gamma AI là gì? Cách tạo slide chuyên nghiệp chỉ trong vài phút
- P Power BI là gì? Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng PBI?
- K KICC HCMC x TOPDEV – Bước đệm nâng tầm sự nghiệp cho nhân tài IT Việt Nam
- T Trello là gì? Cách sử dụng Trello để quản lý công việc
- T TOP 10 SỰ KIỆN CÔNG NGHỆ THƯỜNG NIÊN KHÔNG NÊN BỎ LỠ
- T Tìm hiểu Laptop AI – So sánh Laptop AI với Laptop thường
- M MySQL vs MS SQL Server: Phân biệt hai RDBMS phổ biến nhất
- S SearchGPT là gì? Công cụ tìm kiếm mới có thể đánh bại Google?