Composition là cái chi chi
Bài viết được sự cho phép của tác giả Lưu Bình An
Composition một cách trừu tượng mà nói là việc đưa hai (hoặc nhiều) thứ khác nhau vào một chỗ để nhận được một loại kết quả
Composition trong toán học
Toán học cũng chưa thật sự liên quan nhiều đến frontend, tuy nhiên toán học là nơi đã phát sinh ra khái niệm này
Ví dụ có 2 hàm, một hàm là y = 2 * x
, hàm thứ 2 là y = x + 10
.
Composition 2 hàm này lại, kết quả của thằng này là input của thằng kia, chúng ta sẽ có hàm mới y = (2 * x) + 10
. Đó là tất cả khái niệm cần nắm
Function composition
Trong ngữ cảnh của functional programming, cũng không khác toán học, chỉ là được diễn tả bằng code
let date = getDate();
let text = formatDate(date);
let label = createLabel(text);
showLabel(label);
Code này có vài đoạn na ná nhau, chúng ta có nhận lấy một input, convert nó sang một loại khác, rồi lại lấy kết quả đó, convert tiếp.
Làm sao để lượt bỏ hết sự na ná đó?
let steps = [
getDate,
formatDate,
createLabel,
showLabel
]
Một “vài người” cho rằng code vậy sạch hơn. Viết một helper function để tin gọn hơn nữa
function runSteps(steps) {
let result;
for (let i = 0; i < steps.length; i++) {
let step = steps[i];
// làm tiếp các bước được móc nối vào
result = step(result);
}
return result;
}
Nhờ sự trợ giúp của hàm runSteps
chúng ta có thể viết lại
runSteps([
getDate,
formatDate,
createLabel,
showLabel
])
Nếu tổng số code bước phải làm là cố định, chúng ta muốn chạy y chang như vậy trên nhiều chỗ khác nhau, chúng ta tiếp tục đưa nó vào một function
function showDateLabel() {
runSteps([
getDate,
formatDate,
createLabel,
showLabel
]);
}
// Giờ gọi ở bất kỳ đâu
showDateLabel();
showDateLabel();
Các bạn lập trình lại tiến một bước xa hơn, sao không rút gọn code hơn nữa bằng một hàm gọi là pipe
let showDateLabel = pipe(
getDate,
formatDate,
createLabel,
showLabel
);
// Giờ gọi ở bất kỳ đâu
showDateLabel();
showDateLabel();
Chúng ta dấu diếm phần implement của thể đó như thế này
function pipe(...steps) {
// chạy hết tất cả các function cho tui
return function runSteps() {
let result;
for (let i = 0; i < steps.length; i++) {
let step = steps[i];
result = step(result);
}
return result;
}
}
Như vậy chúng ta đã đi rất xa, rất rất xa. Từ điểm xuất phát phải gọi lần lượt các hàm một cách thủ công, chúng ta chỉ định các bước cần chạy theo thứ tự một cách sạch sẽ hơn
// code cũ
let date = getDate();
let text = formatDate(date);
let label = createLabel(text);
showLabel(label);
// code mới
let showDateLabel = pipe(
getDate,
formatDate,
createLabel,
showLabel
);
showDateLabel();
Nếu có thắc mắc trong đầu: ủa vậy để mần chi? Phức tạp rườm rà vãi cả ra! Hãy cân nhắc xem giữa hay cách viết trên, cách nào bạn đọc dễ hơn?
Khi hiểu được pipe
và function composition bạn sẽ thấy mọi thứ gọn gàng rành mạch thật tuyệt vời, nhưng không có nghĩa là không có nhược điểm, outsource cho pipe
, chúng ta không còn thấy được rõ ràng dữ liệu đã đi ra-đi vào như thế nào.
Component Composition
Một ngữ cảnh khác chúng ta cũng thấy sự xuất hiện của “composition” là lập trình UI hướng declarative. React component là một ví dụ.
function App() {
return <Screen />;
}
function Screen() {
return <Form />;
}
function Form() {
return <Button />;
}
function Button() {
return <button>Hey there.</button>;
}
Đấy cũng gọi là composition vì chúng ta đứa những component vào trong những component khác, rồi nhận được kết quả là một tổng thể chứa tất cả component
Một dạng biến thể của composition trong component là slot
(làm Vue bạn sẽ biết khái niệm này)
function Layout({ sidebar, content }) {
return (
<div>
<div className="sidebar">{sidebar}</div>
<div className="content">{content}</div>
</div>
)
}
Sau đấy đưa các giá trị cụ thể vào slot
function HomePage() {
return (
<Layout
sidebar={<HomeSidebar />}
content={<HomeContent />}
>
)
}
function AboutPage() {
return (
<Layout
sidebar={<AboutSidebar />}
content={<AboutContent />}
>
)
}
React sẽ không đặt hẳn một khái niệm riêng cho slot vì bạn có thể làm điều đó thông qua prop
Composition vs inheritance
Người đời thường đem composition để đối chiếu với inheritance, kế thừa gặp nhiều trong class và object hơn, composition gặp nhiều trong function
Một cách cụ thể, nếu viết code theo kiểu class
, bạn sẽ có xu hướng dùng lại các behavior từ một class khác bằng cách extend
nó (kế thừa). Tuy nhiên, làm vậy cũng có hạn chế là rất khó tùy chỉnh các behavior sau này. Ví dụ như tình huống muốn extend
không chỉ một mà nhiều class
Đôi khi, miệng đời cũng đồn đại rằng việc dùng class khiến “bạn bị khóa cứng” trong thiết kế ban đầu vì việc thay đổi kiến trúc của các class thì rất chi là tốn công. Với việc dùng composition, thay vì extend, bạn dữ nguyên hiện trạng của một instance, sử dụng trực tiếp từ instance này và cũng có thể làm gì đó kết hợp với nhiều thứ khác, có nhiều đất diễn hơn.
Nói chung, ngành phần mềm đã bỏ việc model các UI component như một dạng kế thừa nhiều tầng nhiều cấp.
Không có nói inheritance lúc nào cũng “tệ”, nó chỉ không đủ “bén như dao lam”, sử dụng cần phải tiết chế, việc kế thừa đa cấp ở một độ sâu nhất định, đòi hỏi bạn đủ kiên nhẫn để giải quyết các vấn đề của nó.
If you write your code in a style that composes functions in some way before calling them, and there are other humans on your team, make sure that you’re getting concrete benefits from this approach. It is not “cleaner” or “better”, and there is a price to pay for “beautiful” but indirect code.
Tạm kết: Nếu bạn làm việc trong team, hãy đảm bảo mọi người nhất trí với nhau lợi ích mà nó mang lại từ cách làm này. Nó không liên quan gì tới việc “cleaner-better”, nó luôn có cái giá phải trả cho “beautiful” nhưng mà code không trực quan.
Bài viết gốc được đăng tải tại vuilaptrinh.com
Có thể bạn quan tâm:
- Những nguyên tắc chung mà Vue 3 đã áp dụng khi thiết kế
- FPT.AI và công nghệ đứng sau do chính chủ nhân chia sẻ
- 6 giải pháp tuyển dụng IT giúp thiết lập chiến lược chinh phục ứng viên tài năng
Xem thêm các việc làm Developer hấp dẫn tại TopDev
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- i iOS 18 có gì mới? Có nên cập nhật iOS 18 cho iPhone của bạn?
- G Gamma AI là gì? Cách tạo slide chuyên nghiệp chỉ trong vài phút
- P Power BI là gì? Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng PBI?
- K KICC HCMC x TOPDEV – Bước đệm nâng tầm sự nghiệp cho nhân tài IT Việt Nam
- T Trello là gì? Cách sử dụng Trello để quản lý công việc
- T TOP 10 SỰ KIỆN CÔNG NGHỆ THƯỜNG NIÊN KHÔNG NÊN BỎ LỠ
- T Tìm hiểu Laptop AI – So sánh Laptop AI với Laptop thường
- M MySQL vs MS SQL Server: Phân biệt hai RDBMS phổ biến nhất
- S SearchGPT là gì? Công cụ tìm kiếm mới có thể đánh bại Google?