Có phải Qualcomm đang lừa dối người dùng chúng ta?

Bài viết được sự cho phép của blogchiasekienthuc.com

Mỗi khi Qualcomm ra mắt một thế hệ chip di động mới, hoặc là đưa ra những lộ trình mới trong việc phát triển chip thì thường đi kèm với những lời có cánh như:

Sức mạnh vượt trội, tiết kiệm điện năng hơn nhiều so với thế hệ trước và đặc biệt là ít nóng hơn… Đi cùng với đó là hàng loạt những cải tiến về AI, về sức mạnh đồ họa và khả năng chụp ảnh.

Nhưng thực tế khi ra mắt thì con chip của họ lại không được như những lời quảng cáo đó, đặc biệt là thế hệ chip Snapdragon 888 mới nhất gần đây, nó đang bị tình trạng nóng khi sử dụng các tác vụ nặng và khi chụp ảnh.

  "Ngành IT này học rất dễ, tài liệu ko bao giờ thiếu. Quan trọng là phải có đam mê và chịu cày"
  10 điều mọi nhà phát triển ứng dụng Android nên biết về kiến trúc Architecture

Vậy lý do ở đây là gì? Liệu Qualcomm có đang quảng cáo quá đà và sản phẩm thực tế của họ thì không được như mong đợi? Mời các bạn hãy cùng mình tìm hiểu kỹ hơn trong nội dung bài viết hôm nay nhé.

#1. Tiến trình 5nm không phải là thần thánh

Nếu bạn chưa biết tiến trình 5nm là gì thì các bạn hãy đọc bài viết này để hiểu thêm nhé: Tìm hiểu ý nghĩa thực sự của tiến trình 7nm, 10nm… trên CPU

Trên lý thuyết thì khi tiến trình càng nhỏ => chip càng tiêu hao ít điện năng hơn và máy thì ít bị nóng hơn, nhưng lý thuyết thì vẫn chỉ là lý thuyết mà thôi.

co-phai-qualcomm-dang-lua-doi-nguoi-dung (4)

Không giống với khái niệm tiến trình ngày trước mà Intel hay nói, thực tế hiện nay khi nói tới tiến trình 5nm thì không có nghĩa là bóng bán dẫn chỉ nhỏ tới mức 5nm, mà nó chỉ là một cái tên gọi, là một công nghệ để phân biệt giữa các thế hệ chip mà thôi.

Khi bóng bán dẫn càng nhỏ thì việc sản xuất chip sẽ càng gặp khó khăn hơn và đặc biệt là sẽ gặp phải nhiều vấn đề về kỹ thuật hơn như rò rỉ điện bên trong nơi liên kết các bóng bán dẫn, gây ra hao hụt điện năng và hiện tượng quá nhiệt cũng từ đó mà ra.

Ngoài ra, nếu bóng bán dẫn càng nhỏ thì đòi hỏi vật liệu sản xuất, cũng như là cách thức chế tạo chip cũng phải thay đổi theo để đáp ứng được các tiêu chuẩn hóa lý bên trong.

Trên thực tế ở góc độ người dùng, thậm chí là chuyên gia đi chăng nữa thì chúng ta cũng không thể biết được Qualcomm đã là gì với tiến trình 5nm của họ (đó là một bí mật không thể bật mí). Vậy nên, những hiệu quả mà tiến trình 5nm mang lại thực tế chỉ có Qualcomm mới biết.

#2. Nhồi nhét quá nhiều thứ trong một con chip

Theo như công bố, Snapdragon 888 có các cụm nhân: 1 nhân Cortex X1, 3 nhân Cortex A78 và 4 nhân Cortex A55, nhân Kyro 680.

Trong đó đáng chú ý nhất là nhân Cortex X1 với tốc độ xung nhịp cực cao, có thế nói là tiệm cận với các con chip trên máy tính PC phổ thông hiện nay (cụ thể là 2.84GHz).

Mà các bạn nên nhớ một điều rằng, nhân hay CPU nói chung có xung nhịp càng cao thì CPU đó càng mạnh, nhưng nó sẽ càng nóng hơn khi sử dụng thực tế.

Bạn nào có PC hay sở hữu cho mình một chiếc máy tính cá nhân có cấu hình khủng chắc chắn sẽ hiểu rõ điều này, những CPU có nhiều nhân xung nhịp cao luôn phải đi kèm với một hệ thống tản nhiệt bên thứ 3 mới đủ đảm bảo hiệu năng cho máy.

co-phai-qualcomm-dang-lua-doi-nguoi-dung (2)

Qualcomm cũng cho biết thêm, Snapdragon 888 đã tích hợp luôn bên trong modem 5G tốc độ cực cao, cụ thể thì tốc độ tải xuống là 7.5 Gbps và tải lên là 3 Gbps.

Theo mình nghĩ thì điều này cũng góp phần làm cho Snapdragon 888 nóng lên, bởi khi tích hợp vào bên trong thì đồng nghĩa với việc là bên trong con chip Snapdragon 888 càng chật chội hơn => dẫn tới càng dễ sinh nhiệt hơn.

Ngoài ra, Snapdragon 888 sở hữu  khả năng xử lý màn hình Quad HD với tần số quét lên đến 144Hz, đây là một con số thực sự quá khủng với một thiết bị cầm tay mỏng nhẹ như điện thoại.

Hơn nữa Qualcomm cho biết, họ đã sử dụng những thuật toán xử lý game thế hệ mới để nạp vào con chip mới này nhằm mang lại khả năng chơi game mạnh mẽ hơn.

co-phai-qualcomm-dang-lua-doi-nguoi-dung (3)

Qualcomm còn nhét vào con chip này 3 ISP ( bộ xử lý hình ảnh ) với khả năng xử lý 2.7 Gigapixels trong một giây.

Bộ xử lý này giúp kết hợp dữ liệu từ nhiều camera một lúc nhằm mang tới những bức hình đẹp và sắc nét hơn, hơn nữa chúng còn có khả năng xử lý video chất lượng 4K 120fps và 8K 30fps…

co-phai-qualcomm-dang-lua-doi-nguoi-dung (1)

Và Qualcomm lại nâng sức mạnh của cụm AI lên một tầm cao mới, mà theo như dự đoán là mạnh gấp 2 lần thế hệ trước với bộ xử lý Hexagon 780 (có khả năng xử lý 26 nghìn tỷ phép tính mỗi giây).

=> Đó là những công nghệ tích hợp mà Qualcomm thông tin đến người dùng, phải nói là quá nhiều thứ được tích hợp trong một con chip.

#3. Qualcomm vẫn chưa nghĩ tới việc tối ưu chip (hoặc chưa thể tối ưu chip được tốt hơn)

Hiện nay, các chip nhà Qualcomm đưa ra dường như không được họ quan tâm lắm tới việc tối ưu hiệu năng thực tế, họ chỉ dừng ở mức phát triển công nghệ và phần còn lại là dành cho các bên thứ 3 tự nghiên cứu.

Hoặc cũng có thể là do họ chưa tìm được cách tối ưu tốt nhất cho con chip của mình !

Và thực tế cho thấy, các Flagship chạy Snapdragon 888 gần đây của các nhà sản xuất như Samsung, Xiaomi hay Sony…. đều gặp vấn đề về nhiệt. Rõ ràng là những gì mà các hãng sản xuất điện thoại có thể làm là chưa đủ.

Có thể thấy, dường như  là Qualcomm đã nhồi nhét quá nhiều thứ vào Snapdragon 888 và có thể là những con chip trong tương lai nữa, điều này vô tình khiến mọi thứ như bị quá tải bên trong một con chip nhỏ ti tí.

co-phai-qualcomm-dang-lua-doi-nguoi-dung (5)

Hơn nữa, như mình đã nói ở trên, có vẻ như tiến trình 5nm của Qualcomm vẫn chưa thực sự được tối ưu cho lắm, nếu nhìn qua các thế hệ chip PC thì không phải ngẫu nhiên mà Intel cứ dậm chân ở 14nm – bởi họ chưa tìm được cách tối ưu ở tiến trình nhỏ hơn.

Hay là AMD chẳng hạn, dù đi trước Intel ở tiến trình 7nm nhưng mãi tới tiến trình 5nm thì họ mới thực sự đạt được những ưu thế rõ ràng.

Tóm lại, Qualcomm về cơ bản cũng chỉ là một hãng sản xuất, vậy nên công việc kinh doanh và đạt lợi nhuận cao luôn được họ đặt lên hàng đầu, những lời quảng cáo hơi quá đà cũng là điều dễ hiểu.

Hi vọng là trong tương lai họ sẽ tối ưu lại tiến trình tốt hơn thay vì nhồi nhét nhiều thứ như bây giờ, bởi thực tế là 90% người dùng chẳng dùng hết được những gì mà Qualcomm trang bị cho con chip của họ.

CTV: Lê Đinh Hoàng Vũ – Bài viết gốc tại blogchiasekienthuc.com

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm Việc làm IT hấp dẫn trên TopDev