Clean code với Vuejs Anti pattern – Phần 2
Bài viết được sự cho phép của tác giả Kiên Nguyễn
Tiếp nối series về chuỗi bài Vuejs Anti Pattern, Kieblog hân hạnh giới thiệu bài viết số 2 về chuỗi bài này. Xúc hết hai ba phần của chuỗi bài viết này thì khả năng code tăng lên khá nhiều rồi nhé.
Bài viết này chủ yếu bổ sung thêm một số phần còn thiếu về naming, template và prop validation. Nhưng pattern này tuy nhỏ, nhưng không nên vì nhỏ mà khinh thường bỏ qua.
Nhỏ mà có võ nha mấy ba!
Xem thêm nhiều chương trình tuyển dụng VueJS hấp dẫn trên TopDev
1. Naming components – Vuejs Anti pattern
Về việc đặt tên cho components, thường một số bạn đặt tên component vô tội vạ, thích đặt gì thì đặt cái đó
Đặt tên component quá chung chung và không thể hiện được ý nghĩa của component có thể ảnh hưởng lớn tới project sau này. Cũng gây khó khăn không nhỏ cho việc maintain.
// This would not be an appropriate name as it conflicts with HTML elements. Vue.component('form', Form) // This is a better name as it's multi-word and there are less chances to conflict. Vue.component('signup-form', Form)
Component nếu chỉ đặt tên form sẽ gây confuse cho người sử dụng. Best idea là thêm vào purpose của component, signup-form.
Pattern này là một Vuejs Anti pattern khá nhỏ và đơn giản, tuy nhỏ nhưng không kém phần quan trọng.
2. Template expressions
Often times, when we’re displaying items on the screen, we may have to compute values and call functions to change the way our data looks.
Thi thoảng, khi hiển thị items lên màn hình, ta có thể tính toán giá trị và gọi function để thay đổi data nếu cần thiết
Thay vì gọi thẳng function ở phía template hoặc viết logic ở phần này, ta có thể đem function tính toán này vào computed.
Việc này giúp việc maintain và đọc source sau này trở nên cực kì đơn giản và gọn gàng
// Bad <nuxt-link :to="`/categories/${this.category.id}`" class="card-footer-item">View</nuxt-link> // Good <nuxt-link :to="categoryLink" class="card-footer-item">View</nuxt-link> export default { props: ['category'], computed: { categoryLink () { return `/categories/${this.category.id}` } } }
3. Prop validation
Giao tiếp giữa các component cũng như parent và child component tất nhiên sẽ sử dụng props. Tuy nhiên một số ông chỉ đơn giản là thảy props vào, còn chuyện props có đúng hay không thì không bàn tới
export default { props: { firstName: { type: String }, lastName: { type: String }, age: { type: Number }, friendList: { type: Array } }, }
Việc này theo đánh giá thì khá là tệ. Props thì định nghĩa ở component con, nhưng việc truyền props vào cho component con lại do thằng cha quản lý
Nếu gửi props sai thì sao?, props gửi không đúng hoặc sai có thể gây ra nhiều con bug ảo lòi
props: { firstName: { type: String, required: true, default: 'John' }, lastName: { type: String, required: true, default: 'Doe' } }
Hơn nữa, nếu props đóng vai trò chính trong component thì có thể set required. Nếu không có props có thể gây ra bug -> required
Ta cũng có thể tạo ra các validator cho props nếu cảm thấy việc này là cần thiết. Trường hợp ở dưới dây component sẽ chỉ render nếu age > 18. Các trường hợp khác component sẽ không render
props: {
age: {
type: Number,
required: true,
validator: value => {
return value >= 18
}
},
}
4. Tham khảo
Vuejs Anti Pattern còn có phần 1 rất là hay nha. Anh em đã tham khảo về pattern thì không nên bỏ qua
Thank you for spend a time to read – Hope you have nice week. Happy coding!
Bài viết gốc được đăng tải tại kieblog.vn
Có thể bạn quan tâm:
- Clean code với Vuejs Anti pattern – Phần 1
- Các loại Design patterns
- Clean Code là gì? Tại sao phải CLEAN CODE trong lập trình?
Xem thêm Việc làm IT hấp dẫn trên TopDev
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- i iOS 18 có gì mới? Có nên cập nhật iOS 18 cho iPhone của bạn?
- G Gamma AI là gì? Cách tạo slide chuyên nghiệp chỉ trong vài phút
- P Power BI là gì? Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng PBI?
- K KICC HCMC x TOPDEV – Bước đệm nâng tầm sự nghiệp cho nhân tài IT Việt Nam
- T Trello là gì? Cách sử dụng Trello để quản lý công việc
- T TOP 10 SỰ KIỆN CÔNG NGHỆ THƯỜNG NIÊN KHÔNG NÊN BỎ LỠ
- T Tìm hiểu Laptop AI – So sánh Laptop AI với Laptop thường
- M MySQL vs MS SQL Server: Phân biệt hai RDBMS phổ biến nhất
- S SearchGPT là gì? Công cụ tìm kiếm mới có thể đánh bại Google?