CDN là gì? – CDN hoạt động như thế nào?
Bài viết được sự cho phép của tác giả Kiên Nguyễn
CDN, viết tắt của từ Content Delivery Network (Mạng lưới phân phối nội dung) hiện nay đã trở nên vô cùng quen thuộc với chúng ta.
CDN có thể bắt gặp ở mọi nơi. Dù có chấp nhận hay không thì bản thân chúng ta vẫn tương tác với CDN hàng ngày. Từ lướt web, xem youtube hay tìm kiếm bất cứ thông tin gì. Chẳng hạn như bài viết này cũng có thể đang được lấy từ bộ đêmc của Content Delivery Network nào đó.
Vậy chính xác CDN – Content Delivery Network là gì?
1. Tại sao lại cần CDN?
Trước tiên, để hiểu tại sao chúng ta cần Content Delivery Network, ta cần hiểu từ khóa LATENCY (độ trễ).
LATENCY the annoying delay that occur. from the moment you request to load a web page to the moment its content actually appears onscreen.
Độ trễ được biết tới như là khoảng thời gian từ lúc chúng ta yêu cầu tải trang web cho tới khi thật sự nhìn thấy nội dung trên trang web đó.
Thông thường, nếu máy chủ chưa nội dung trang web ở Việt Nam và người request yêu cầu nội dung ở Việt Nam thì rất ít khi nhận ra độ trễ.
Độ trễ thường bị ảnh hưởng bởi một vài yếu tố sau:
- Nội dung trang web
- Khoảng cách vật lí
- Tốc độ mạng
Tuy nhiên, yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất vẫn là khoảng cách vật lí.
2. CDN ra đời
Để giải quyết vấn đề về độ trễ và giúp thời gian tải trang nhanh hơn, mạng lưới nội dung (Content Delivery Network) ra đời.
Là mạng lưới truyền tải thông tin được cache từ trước. CDN giúp tăng tốc độ tải trang, giảm bớt độ trễ do khoảng cách vật lí gây ra.
3. CDN hoạt động như thế nào?
Trong mạng lưới Content Delivery. Mỗi điểm hiện diện (location) được gọi là một PoPs.
Để tăng thời gian phản hồi giữa client và server (người dùng và trang web), các PoPs (node trong mạng lưới) sẽ lưu nội dung trang web vào bộ nhớ (cached) của mình và làm mới nó thường xuyên.
Khi người dùng yêu cầu nội dung trang web, người dùng sẽ không trực tiếp truy cập tới trang web (ở bờ Tây nước Mỹ chẳng hạn) mà chỉ truy cập với một điểm CDN gần mình nhất.
4. Khi nào nên sử dụng CDN?
Tất nhiên, ai cũng muốn nội dung của mình tải nhanh, load nhanh. Nhưng chú ý rằng không phải trường hợp nào cũng cần sử dụng CDN.
Nếu content của bạn chỉ có một lượng nhỏ truy cập ở vị trí địa lí gần nơi đặt máy chủ, không cần thiết phải dùng CDN.
Ngược lại, nếu nội dung của bạn được truy cập và sử dụng ở khắp nơi trên thế giới. Đăng kí tham gia mạng lưới Content delivery network là cần thiết giúp tăng trải nghiệm người dùng. Một số dịch vụ tốt hiện nay có thể kể tới là:
5. Tham khảo
Hiểu biết về CDN tất nhiên không thể bỏ qua một khái niệm phổ biến khác là VPN. Có thể tìm hiểu về VPN qua bài viết này nha.
Bài viết gốc được đăng tải tại kieblog.vn
Có thể bạn quan tâm:
- SNTP – Simple Network Time Protocol là gì?
- AMP là gì? Vì sao AMP thật sự quan trọng với web performance?
- Những nguyên tắc chung mà Vue 3 đã áp dụng khi thiết kế
Xem thêm Việc làm Developer hấp dẫn trên TopDev
- M MySQL vs MS SQL Server: Phân biệt hai RDBMS phổ biến nhất
- S SearchGPT là gì? Công cụ tìm kiếm mới có thể đánh bại Google?
- C Cách tích hợp ChatGPT vào Google Search siêu dễ
- V VoiceGPT là gì? Giới thiệu tính năng và cách cài đặt sử dụng Voice GPT
- G GPT-4o Mini – Thông minh hơn và tiết kiệm hơn?
- C ChatGPT-4o là gì? Điểm mới của ChatGPT-4o vs ChatGPT-4
- C Chat GPT 4.0 là gì? Có gì vượt trội so với Chat GPT phiên bản cũ?
- C Cách tự học code web, tìm kiếm công việc dễ dàng và hạnh phúc mỗi ngày
- G Giới thiệu 15 website học và luyện hack hợp pháp
- T Tầm quan trọng của các chương trình đào tạo sau đại học trong kỷ nguyên 4.0