Cài đặt môi trường lập trình web PHP
Bài viết được sự cho phép của tác giả Phạm Bình
Chào các bạn,
Trên blog của mình có những bài viết cao siêu về trick nọ trick kia, thế nhưng có một điều quan trọng mà các bạn mới bắt đầu thường quan tâm đó là cài đặt những phần mềm gì vào máy tính để có thể học được lập trình web PHP thì chưa có. Vậy trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt môi trường để có thể học lập trình web PHP nhé.
I. Cài đặt code editor
Code editor là phần mềm để chúng ta có thể viết code. Hiện nay có rất nhiều các code editor hỗ trợ cho lập trình web PHP, nhưng mình khuyên các bạn nên sử dụng Sublime Text 3 – một editor nhẹ nhàng nhưng vẫn đầy đủ.
Sublime Text 3 có mặt trên cả 3 hệ điều hành phổ biến là Windows, Mac, Ubuntu – thoải mái cho bạn lựa chọn. Sublime Texr 3 cũng có cách cài đặt đơn giản như những phần mềm bình thường khác nên bạn đừng lo lắng nhé.
II. Cài đặt trình duyệt
Đối với web developer, trình duyệt không chỉ đơng giản là phần mềm để lướt web, mà nó còn là công cụ để phát triển web, vì vậy mà máy bạn có trình duyệt hay chưa không quan trọng, quan trọng là bạn đang sử dụng trình duyệt nào. Ở đây, mình gợi ý các bạn nên sử dụng Google Chrome, bởi nó nhẹ nhàng, được tích hợp tool phát triển web, lại là trình duyệt được nhiều người dùng nhất.
Ở Việt Nam còn có một trình duyệt phổ biến nữa đó là trình duyệt Coccoc, bạn có thể sử dụng Coccoc để download video từ Youtube, tuy nhiên không nên sử dụng Coccoc làm trình duyệt để phát triển web. Tại sao thì có nhiều nguyên nhân mà trong phạm vi bài viết này mình sẽ không đề cập đến, bạn cứ nghe mình đi, nếu đang dùng Coccoc thì tải thêm cái Chrome nữa về để phát triển web sẽ tốt hơn.
III. Cài đặt một web technology stack
Hiểu nhanh thì Web technology stack là một bộ các phần mềm liên quan để tạo nên môi trường phát triển web. Web technology stack thường bao gồm các thành phần: Hệ điều hành, Web server, CSDL, Ngôn ngữ lập trình (không bao gồm editor và trình duyệt).
Hiện nay có khá nhiều Web technology stack, nhưng chúng ta đang phát triển web PHP nên mình gợi ý các bạn nên sử dụng LAMP Stack.
LAMP là chữ viết tắt của:
- Linux: Hệ điều hành lý tưởng nhất để phát triển PHP. (Bạn có thể sử dụng Windows cũng được).
- Apache: Đóng vai trò là một web server.
- MySQL: Đóng vai trò là CSDL.
- PHP: Chính là PHP.
Cài đặt LAMP Stack với XAMPP
Xampp là một phần mềm chứa tất cả các thành phần cần thiết cho LAMP Stack (không đúng lắm với các bạn sử dụng Windows). Nghĩa là sau khi bạn cài đặt xong XAMPP, bạn sẽ có luôn Apache, MySQL, PHP – những thành phần lẽ ra bạn phải cài đặt từng thứ một.
XAMPP có mặt trên 3 hệ điều hành phổ biến là Ubuntu, MacOS và Windows (32 bit, 64 bit). Về cách cài đặt XAMPP thì cũng cài đặt đơn giản như bao phần mềm khác, chứ không có gì đặc biệt cả.
Xem thêm tuyển dụng PHP lương cao trên TopDev
III. Một số công cụ khác
3.1 Composer
PHP là một ngôn ngữ lâu đời (ra đời năm 1995), nên nó được các developer đóng góp một lượng thư viện khổng lồ – cái mà bạn sẽ sử dụng rất nhiều khi làm việc với các PHP framework. Để tiện quản lý các thư viện PHP, thì bạn cần cài đặt Composer.
3.2 NodeJS – NPM
NodeJS là môi trường cần thiết cho nhiều công cụ phát triển web mà chắc chắn bạn sẽ sử dụng tới. Vì vậy mình khuyên bạn nên cài đặt luôn. Về cách cài đặt NodeJs thì bạn chỉ cần download về và cài đặt như một phần mềm bình thường.
3.3 Git
Git là một công cụ quản lý phiên bản, tuy nhiên với sự ra đời của Github thì Git còn giống như công cụ để chia sẻ project lẫn nhau của các developers. Trên Github có một lượng lớn các project đủ mọi thể loại, nếu bạn muốn lấy chúng về để tham khảo thì bạn nên cài đặt Git.
>> Đọc thêm: GIT là gì mà giúp bạn và cả team làm việc hiệu quả hơn
3.4 CLI
Command Line Interface (CLI) là công cụ mà lập trình viên nên sử dụng. Trên Ubuntu hoặc MacOS thì chính là Terminal, trên Windows thì chính là Cmd (Command Prompt). Tuy nhiên với các bạn sử dụng Windows thì nên dùng CLI là Git Bash – công cụ được tích hợp sẵn nếu bạn download Git ở mục 3.3.
Git Bash cung cấp một số command line giả lập Linux trên Windows. Hơn nữa là Git Bash có một chút màu mè, nhìn đẹp mắt và có vẻ ngầu hơn là bạn sử dụng Cmd của Windows.
3.5 Postman
Postman là công cụ hỗ trợ bạn phát triển các Web API tiện lợi hơn. Postman tồn tại dưới 2 dạng: một là extension của trình duyệt Chrome, hai là một phần mềm riêng biệt (hỗ trợ đủ hệ điều hành). Ở đây mình khuyên bạn nên sử dụng Postman như một phần mềm riêng biệt thì hơn.
IV. Kết luận
Tuy là khi làm thực tế, có thể bạn sẽ cần phải cài thêm một số thứ khác nữa, nhưng cơ bản như vậy là đủ – đủ để bạn bắt đầu học lập trình web PHP được rồi.
Hiện tại mình và nhiều web developer chuyên nghiệp khác cũng chỉ cài các công cụ như trên, thế nên bạn cứ yên tâm sử dụng nhé. Trong trường hợp bạn biết một công cụ nào mà bạn cho là tốt hơn, phù hợp với bạn hơn thì bạn cứ mạnh dạn sử dụng, không nhất thiết phải 100% theo gợi ý mình.
Bài viết được viết dựa trên kinh nghiệm cá nhân, rất mong nhận được góp ý từ các bạn.
Bài viết gốc được đăng tải tại phambinh.net
Có thể bạn quan tâm:
- Top 10 PHP frameworks dành cho các dự án Web mà bạn cần biết
- Hướng dẫn viết code PHP chuẩn – PSR tiêu chuẩn khi lập trình PHP
- Những câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn lập trình php
- G Giải Quyết Bài Toán Kinh Doanh Bằng Big Data và AI
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- F Framework nào tốt nhất cho dự án của bạn? – Checklist chi tiết
- K Kinh nghiệm xử lý responsive table hiệu quả
- S Stackoverflow là gì? Bí kíp tận dụng Stack Overflow hiệu quả
- 7 7 kinh nghiệm hữu ích khi làm việc với GIT trong dự án
- B Bài tập Python từ cơ bản đến nâng cao (có lời giải)
- B Bảo mật API là gì? Một số nguyên tắc và kỹ thuật cần biết
- H Hướng dẫn cài đặt và tự học lập trình Python cơ bản từ A-Z
- C Chinh Phục Phân Tích Dữ Liệu Với Pandas Trong Python: Hướng Dẫn Từng Bước