Top 10 PHP frameworks dành cho các dự án Web mà bạn cần biết

Các bạn hẳn cũng biết việc chọn một framework thích hợp với PHP project của mình sẽ quyết định tính thành bại của nó. Bài viết này chính là nhằm mục đích giúp bạn chọn ra được PHP framework tốt nhất cho sự nghiệp lập trình web của bạn.

PHP được xem là một trong những ngôn ngữ script nổi tiếng nhất dành cho server. Ngay từ lúc được khai sinh ra vào 1995, tính phức tạp của web projects đã trở nên quá cao khiến cho việc code từ số không trở nên vô cùng khó khăn. Và như vậy, PHP framework trở thành một biện pháp vô cùng tuyệt vời. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cũng như phân tích và so sánh 10 PHP framework thông dụng nhất để bạn có thể chọn ra một framework thích hợp nhất.

Các lợi ích từ việc dùng PHP framework

Vì sao có rất nhiều developer lại chọn dùng PHP frameworks? Đơn giản là nó giúp công việc của chúng ta trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Và sau đây là một số đặc điểm nổi bật của PHP frameworks:

  • Giúp đẩy nhanh tiến độ cho quá trình phát triển
  • Giúp bạn viết ra code vừa gọn, sạch mà lại tái sử dụng được.
  • Cho phép khả năng mở rộng tùy thuộc vào project của bạn
  • Được thiết kế theo MVC (Model-View-Controller) pattern
  • Phù hợp với cách thức mới để phát triển web, ví dụ như object-oriented programming.

Tuy vậy với 10 PHP frameworks thì có sự khác biệt như thế nào giữa chúng? Hãy cùng tôi so sánh và phân tích chúng:

Xem tin tuyển lập trình viên PHP đãi ngộ tốt trên TopDev

FuelPHP framework

Là một full-stack PHP framework với khả năng cho phép người dùng tinh chỉnh theo ý muốn, FuelPHP không chỉ hỗ trợ MVC pattern mà cả phiên bản mới là HMVC (Hierarchical MVC). Nó còn có một optional class gọi là Presenter (hồi trước thì có tên là ViewModel) với tính năng tương tự như sự kết hợp của Controller và View layers với khả năng tạo ra Views.

FuelPHP bản chất chính là một modular với khả năng mở rộng, cũng như là an toàn thông tin với các tính năng như input, URI filtering và output encoding. FuelPHP còn có nguồn tự liệu khá phong phú và thú vị mà bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây.

Slim PHP framework

Slim cũng thuộc hàng top các framework và là một micro-framework nhưng sẽ cung cấp cho bạn mọi thứ cần thiết để tạo những ứng dụng nhỏ và vừa, mà nếu dùng “full-stack” PHP framework sẽ được xem là lãng phí.

Slim được dùng bởi các developer khi muốn phát triển RESTful APIs cũng như services. Nó có nhiều tính năng khá nổi bật như client-side HTTP caching, URL routing, session và cookie encryption. Ngoài ra, Slim còn hỗ trợ cả flash messages  xuyên suốt HTTP requests. Điểm cộng khác là guide hướng dẫn Slim khá dễ hiểu.

Phalcon PHP framework

Phalcon được công bố vào 2012 và nhanh chóng tạo ra cơn sốt trong giới PHP developer. Phalcon có tốc độ xử lí nhanh vì nó được viết trên C và C++ nhằm có khả năng đạt được hiệu năng cao nhất có thể. Đừng lo, bạn sẽ không phải học ngôn ngữ lập trình C đâu bởi tất cả các tính năng của nó đều dành cho PHP classes và chỉ cần xài ngay vào luôn.

Phalcon có thể xem như là một phần mở rộng của C, với cấu trúc được thiết kế nhằm giảm thiểu vấn đề overhead, thường gặp phải đối với các MVC apps. Phalcon không chỉ tăng tốc độ execution mà còn giảm bớt resource usage. Đây là một PHP framework có rất nhiều tính nặng tuyệt vời như universal auto-loader, asset management, security, translation, caching, etc. Bạn có thể xem thêm tại đây.

Phalcon được xếp hạng 2 trong top các PHP framework tốt nhất bởi sitepoint.com vào năm 2014. Tuy vậy, đến 2015 thì nó bị đá văng bởi nhưng PHP framework tiếp theo.

CakePHP framework

Mặc dù đã được 10 năm tuổi, CakePHP vẫn giữ được độ nổi tiếng của mình. Với sự đơn giản, thân thiện với người dùng cũng như tính năng tinh chỉnh templating. Ngoài ra, Cake PHP còn tích hợp cả CRUD feature cực kì hữu ích cho việc tương tác với database. Với phiên bản gần đây, CakePHP 3.x đã có sự cải tiến về session management và modularity. Khả năng tạo ra standalone libraries cũng được nâng cao đáng kể.

CakePHP framework được các hãng như BMW Hyundai chọn để phát triển cho web của họ. Vì thế hãy chon CakePHP nếu bạn web application đòi hỏi tính bảo mật cao bởi nó có tính hợp những tính năng như:

  • input validation,
  • SQL injection prevention,
  • XSS (cross-site scripting) prevention,
  • CSRF (cross-site request forgery) protection, etc.

Zend Framework 2

Zend Framework 2 là một open source framework  dành riêng cho web applications và services dùng PHP 5.3+. Được làm từ 100% object-oriented code cũng như có các tính năng mới nhất của PHP 5.3, bao gồm namespaces, late static binding, lambda functions và closures. Zend PHP framework cực kì mạnh mẽ với đa dạng về configuration option. Chính vì thế mà tuy Zend Framework 2 không phù hợp với các project nhỏ vừa nhưng nó lại cực kì tuyệt vời đối với các ứng dụng phức tạp và lớn.

Các tính năng nổi bật có thể nói tới bao gồm: cryptographic coding tools, drag và drop editor cực kì dễ sử dùng dành cho front-end technologies (HTML, CSS, JavaScript), instant online debugging và PHP Unit testing tools, cũng như tính năng connected Database Wizard. Zend Framework được tạo ra với mục đích giúp ra đời các ứng dụng chất lượng cao cho client với qui mô lớn và chuyên nghiệp.

IBM, Microsoft, Google và Adobe đều sử dụng Zend. Năm ngoái, Zend đưa ra thông báo cho bản cập nhật lớn tiếp theo Zend Framework 3 dành cho PHP 7, nhưng vẫn sẽ hỗ trợ PHP 5.5.

Yii 2 PHP framework

Hãy lựa chọn Yii framework nếu bạn muốn tăng hiệu năng cho website của mình. Nó có tốc độ nhanh nhất trong các PHP frameworks được liệt kê nhờ vào tính năng lazy loading. Yii 2 hoàn toàn là object-oriented và dựa trên nguyên tắc DRY (Don’t-Repeat-Yourself) coding. Nhờ đó mà kết quả là bạn sẽ một code base khá gọn gàn và sạch sẽ.

Yii 2 được tích hợp với jQuery, kèm theo đó là AJAX-enabled features. Ngoài ra, Yii 2 còn sử dụng một kĩ thuật đặc biệt trong skinning và theming nên đối với các bạn đã có kinh nghiệm trong frontend thì Yii 2 rất phù hợp. Không những thế, Yii 2 còn có một class code vô cùng mạnh mẽ với generator có tên gọi là Gii. Rất phù hợp cho object-oriented programming cũng như cung cấp web-based interface để bạn có thể tạo ra code đúng theo ý muốn.

PHPixie framework

PHPixie có tuổi đời khá trẻ với gần 5 năm, được tạo ra như một framework hiệu năng cao dành riêng cho read-only websites. PHPixie cũng dựa trên HMVC design pattern như FuelPHP. Nó được làm từ các components độc lập và PHPixie components là 100% unit tested nên yêu cầu dependencies đối với PHPixie cũng ở mức thấp nhất có thể.

Bạn có thể vào trang web của PHPixie để xem tutorial với chỉ 30p. Ngoài ra, blog của PHPixie cũng là một nơi tuyệt vời để bạn xem qua. Các tính năng tiêu biểu của framework này bao gồm: ORM (object-relational mapping), caching, input validation, authentication và authorization capabilities. PHPixie cũng cho phép bạn dùng HAML markup language, enables schema migration, và có một routing system khá tinh tế.

PHPixie còn được các developer người Ukraina đánh giá là tốt nhất, theo 2015’s Sitepoint survey.

CodeIgniter PHP framework

CodeIgniter là một PHP framework khá nhẹ với hơn 10 năm tuổi. Rất thích hợp để dùng khi bạn không muốn bị vấn đề bị lỗi sai phiên bản PHP, bởi nó hoạt động rất tốt trên tất cả các hosting platforms.

CodeIgniter không hoàn toàn được xây trên chỉ MVC development pattern. Bạn sẽ cần phải dùng tới Controller classes, nhưng vẫn có thể dùng Models và Views được. Tất nhiên là bạn cũng hoàn toàn có thể xài code và naming của mình. CodeIgniter còn cho developer khá nhiều tự do bởi chỉ có nặng 2MB thôi nhưng nếu bạn muốn có thêm sự phức tạp thì có thể add các third-party plugins.

Symfony 2 PHP framework

Các components của Symfony 2 framework được dùng bởi khá nhiều projects nổi tiếng như Drupal 8 CMS, hoặc phpBB forum software, và cả Laravel. Cộng đồng phát triển của Symfony cũng cực kì nhiệt tình và rất hữu ích.

Symfony Components thực chất chính là reusable PHP libraries với khả năng giúp hoàn thành nhiều task khác nhau như: form creation, object configuration, routing, authentication, templating, etc.  Bạn có thể cài bất cứ component với Composer PHP dependency manager.

Và giờ đây, tôi xin giới thiệu với các bạn PHP framework yêu thích nhất của tôi

Laravel PHP framework

Cuối cùng thì chúng ta cũng đến hạng nhất – một framework với cái tên khá là đẹp – Laravel. Mặc dù chỉ mới ra đời cách đây vài năm, Laravel vẫn được xem là PHP frame work nổi tiếng nhất hiện nay. Đó là bởi nó có một hệ ecosystem vô cùng lớn, kèm theo đó, nguồn và hướng dẫn rất chi tiết và hoàn hảo.

Nhưng vũ khí thật sử của Laravel nằm ở những tính năng cực mạnh giúp đẩy nhanh quá trình phát triển ứng dụng tới mức tối đa. Với light-weight templating engine có tên gọi là “Blade” cùng với cú pháp tinh tế cho phép bạn thực hiện những task như: authentication, sessions, queueing, caching và RESTful routing.

Nguồn: topdev.vn via kultprosvet

Xem ngay những tin đăng tuyển dụng IT mới nhất trên TopDev