Bài viết được sự cho phép của tác giả Nguyễn Hữu Khanh
Khi làm việc với switch statement, các bạn sẽ hay gặp những vấn đề sau:
- Vấn đề thứ nhất là chúng ta quên khai báo break statement: điều này có nghĩa code chúng ta sẽ không thoát khỏi switch statement sau khi match case đầu tiên mà sẽ thực thi tiếp những case tiếp theo, ví dụ như:
package com.huongdanjava; public class SwitchExample { public static void main(String[] args) { int a = 1; int b = 2; switch (a + b) { case 2: System.out.println("Khanh"); break; case 3: System.out.println("Huong Dan Java"); case 4: System.out.println("Lap Trinh Java"); default: System.out.println("Hello"); break; } } }
Kết quả:
- Vấn đề thứ hai là nếu các bạn muốn trong trường hợp giá trị của biến với các giá trị khác nhau a và b thì xử lý cùng một đoạn code. Chúng ta sẽ viết code như sau:
package com.huongdanjava; public class SwitchExample { public static void main(String[] args) { int a = 1; int b = 2; switch (a + b) { case 2: System.out.println("Khanh"); break; case 3: System.out.println("Huong Dan Java"); break; case 4: System.out.println("Huong Dan Java"); break; default: System.out.println("Hello"); break; } } }
Hoặc:
package com.huongdanjava; public class SwitchExample { public static void main(String[] args) { int a = 1; int b = 2; switch (a + b) { case 2: System.out.println("Khanh"); break; case 3: case 4: System.out.println("Huong Dan Java"); break; default: System.out.println("Hello"); break; } } }
Những cách viết này bất tiện vì duplicate code hoặc chúng ta đôi khi không control được nên đặt break statement ở chỗ nào.
- Vấn đề thứ ba là nếu các bạn muốn sử dụng switch statement để determine giá trị của một biến nào đó, các bạn phải viết như sau:
package com.huongdanjava; public class SwitchExample { public static void main(String[] args) { String message = ""; int n = 1; switch (n) { case 1: message = "Khanh"; break; case 2: message = "Huong Dan Java"; break; case 3: message = "Lap Trinh Java"; break; default: break; } System.err.println(message); } }
Để giải quyết những vấn đề trên, từ Java 12, các bạn có thể viết switch statement với những cải tiến như sau:
- Đối với vấn đề thứ nhất, Java 12 hỗ trợ chúng ta cách viết switch statement giống như lambda expression, ví dụ như:
package com.huongdanjava; public class SwitchExample { public static void main(String[] args) { int a = 1; int b = 2; switch (a + b) { case 2 -> System.out.println("Khanh"); case 3 -> System.out.println("Huong Dan Java"); case 4 -> System.out.println("Lap Trinh Java"); default -> System.out.println("Hello"); } } }
Kết quả:
Đối với vấn đề thứ 2 thì các bạn có thể viết lại switch statement như sau:
package com.huongdanjava; public class SwitchExample { public static void main(String[] args) { int a = 1; int b = 2; switch (a + b) { case 2 -> System.out.println("Khanh"); case 3, 4 -> System.out.println("Huong Dan Java"); default -> System.out.println("Hello"); } } }
Kết quả:
Còn đối vấn đề thứ ba thì bây giờ Java 12 đã hỗ trợ chúng ta return lại value với switch statement như sau:
package com.huongdanjava; public class SwitchExample { public static void main(String[] args) { int n = 1; var message = switch (n) { case 1 -> "Khanh"; case 2 -> "Huong Dan Java"; case 3 -> "Lap Trinh Java"; default -> "Hello"; }; System.out.println(message); } }
Kết quả:
Nếu các bạn muốn thêm code để xử lý business logic trong mỗi case của switch statement thì các bạn cần upgrade lên Java 13, sau đó thêm code và sử dụng từ khóa yield để return lại giá trị mà mình mong muốn. Ví dụ như sau:
package com.huongdanjava; public class SwitchExample { public static void main(String[] args) { int n = 1; var message = switch (n) { case 1 -> "Khanh"; case 2 -> "Huong Dan Java"; case 3 -> "Lap Trinh Java"; default -> "Hello"; }; System.out.println(message); } }
Kết quả: