Các bước tiến hành Kiểm Thử Tự Động

Bài viết được sự cho phép của vntesters.com

Với sự phát triển không ngừng của ngành công nghệ phần mềm và ứng dụng chu trình phát triển Agile, kiểm thử tự động (Automated Testing) đã trở thành một đề tài nóng bỏng trong giới kiểm thử và quản trị chất lượng phần mềm. Nhưng, làm thế nào để có thể tự động hoá việc kiểm thử cho một sản phẩm phần mềm thì không phải ai cũng có thể áp dụng hiệu quả. Đây chỉ là các bước mà mình, qua quá trình học tập và làm việc với kiểm thử tự động đúc kết được. Hy vọng sẽ giúp ích được phần nào cho các bạn trên con đường kiểm thử tự động này…

Cac buoc

Bước 1: Phân tích khả năng áp dụng kiểm thử tự động.

Hiển nhiên, chúng ta không thể tự động hoá mọi việc trong kiểm thử phần mềm được. Có những phần mềm mới hay công nghệ viết ra phần mềm mà những công cụ kiểm thử tự động hiện tại chưa hỗ trợ hoặc chỉ hỗ trợ một phần. Ví dụ rõ ràng nhất là khi chúng ta kiểm thử một trang Web trên một trình duyệt mới, và lúc đó, công cụ kiểm thử tự động chưa có phiên bản mới hỗ trợ trên trình duyệt đó. Hay, một ví dụ khác về chương trình SAP, các nhà phát triển SAP đã đưa ra một lựa chọn ngăn chặn việc chạy script tự động trên nó, và để có thể kiểm thử tự động trên SAP, chúng ta cần yêu cầu các nhà phát triển chương trình SAP gỡ bỏ lựa chọn này.

  10 lý do kiểm thử phần mềm trở thành một nghề thời thượng
  5 điều cần lưu ý trước khi bắt đầu kiểm thử di động

Xem thêm việc làm tester hấp dẫn trên TopDev

Bước 2: Lựa chọn công cụ kiểm thử tự động thích hợp.

Sau khi xác định được sản phẩm hiện tại có thể làm Kiểm Thử Tự Động hay không, bước kế tiếp, chúng ta cần xác định nên sử dụng công cụ kiểm thử tự động nào. Công cụ nào hỗ trợ kiểm thử tự động cho công nghệ mà sản phẩm sử dụng? Ưu nhược điểm của từng công cụ? Ngôn ngữ kịch bản nào mà công cụ kiểm thử sử dụng? Nhân sự hiện tại có quen thuộc với công cụ đó hay không?

Bước 3: Xây dựng môi trường làm việc.

Môi trường làm việc bao gồm các khái niệm, chu trình, thủ tục và môi trường mà kịch bản kiểm thử tự động được thiết kế và viết ra. Bên cạnh đó, nó cũng nên bao gồm luôn cấu trúc thư mục, lưu trữ các kịch bản kiểm thử cũng như các mối quan hệ logic giữa các thành phần.

Bước 4: Viết kịch bản kiểm thử, thực thi và phân tích kết quả.

Dựa trên các kịch bản kiểm thử đã được tạo ra bằng kiểm thử thủ công, dựa vào ngôn ngữ kịch bản mà công cụ kiểm thử tự động hỗ trợ, chúng ta viết các đoạn mã tương tác với sản phẩm phần mềm trên các môi trường và thực thi nó. Sau khi thực thi các đoạn mã, chúng ta cần phân tích các kết quả đạt được và ghi lại các vấn đề của sản phẩm, nếu có.

Bài viết gốc được đăng tải tại vntesters.com

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm công việc IT hấp dẫn trên TopDev