C Developer là gì? Tiềm năng phát triển của lập trình viên C
Trong thời điểm hiện nay khi có rất nhiều ngôn ngữ lập trình được sinh ra với nhiều tính năng phục vụ cho lập trình viên hơn bao giờ hết thì vẫn còn đó một cái tên dù đã ra đời gần 40 năm mà vẫn luôn lọt top những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất, đó là ngôn ngữ C.
Lập trình viên C hay C Developer luôn có một chỗ đứng vô cùng vững chắc trong giới lập trình nhờ sự hiểu biết chuyên sâu về kiến thức lập trình cũng như nắm vững được về hệ thống và cả thiết bị phần cứng. Bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về C Developer và trả lời cho câu hỏi có nên trở thành lập trình viên C trong giai đoạn hiện nay hay không nhé.
Ngôn ngữ lập trình C
C là một ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất thế giới nhờ sự đơn giản và linh hoạt khi sử dụng nên nó được ứng dụng trong rất nhiều hệ thống và mục đích khác nhau. C có lịch sử lâu đời, ra mắt từ những năm 1970 và có nhiều nhánh phát triển cũng như các ngôn ngữ kế thừa khác nhau. Với những đặc điểm đó thì C được xem là ngôn ngữ mẹ của nhiều ngôn ngữ lập trình khác, và thường được lựa chọn giảng dạy làm nền tảng cho các khóa học lập trình.
Hiện nay có rất nhiều ngôn ngữ cùng các thư viện, framework hỗ trợ dành cho lập trình viên; tuy nhiên C vẫn đã và đang đóng góp vai trò lớn trong nhiều lĩnh vực. Ứng dụng của C bao gồm:
- Sử dụng để phát triển các ứng dụng hệ thống
- Sử dụng rộng rãi trong các hệ thống nhúng
- Sử dụng để phát triển các phần mềm ứng dụng nổi tiếng như Adobe, trình duyệt Chromium của Google hay trong hệ quản trị CSDL MySQL,…
- Sử dụng để phát triển các hệ điều hành như OSX của Apple, Windows của Microsoft,…
- Sử dụng để phát triển các trình biên dịch
- Sử dụng rộng rãi trong các thiết bị IoT
C Developer là gì?
C Developer hay lập trình viên C là những kỹ sư chuyên sử dụng ngôn ngữ lập trình C/C++ nhằm phát triển và cải thiện các tính năng trên phần mềm. Cũng như những lập trình viên nói chung, C Developer là người phải nắm rõ được nền tảng ngôn ngữ lập trình C cùng với các thư viện, framework tùy thuộc vào nền tảng và yêu cầu của dự án.
Công việc hàng ngày của một lập trình viên C bao gồm:
- Tham gia phân tích, đề xuất nghiệp vụ dựa trên nền tảng hiểu biết về ngôn ngữ C
- Viết code xây dựng ứng dụng, review code
- Tham gia kiểm thử, viết các unit test nếu cần thiết
- Nâng cấp, sửa chữa, sửa lỗi các ứng dụng có sẵn
- Nghiên cứu, tìm hiểu phát triển các công nghệ, tính năng mới để áp dụng vào dự án
Để đáp ứng được những công việc trên, một lập trình viên C cần có những kỹ năng tương ứng bao gồm:
- Kỹ năng lập trình: nắm vững nền tảng lập trình C là một yêu cầu bắt buộc. C là một ngôn ngữ dễ học nhưng sẽ khó để nắm được hết các kiến thức chuyên sâu. Vì vậy bạn cần phải có thời gian tích lũy và thường xuyên trau dồi kỹ năng lập trình C.
- Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: đối với C thì việc hiểu biết và áp dụng những cấu trúc dữ liệu cùng việc triển khai các giải thuật là việc vô cùng quan trọng. Ngoài ra là kiến thức liên quan đến con trỏ (pointer) cơ bản và nâng cao là một trong những đặc trưng của họ nhà C (từ C/C++ đến C#).
- Kiến thức về hệ thống: C thường được lựa chọn để làm ngôn ngữ xây dựng các ứng dụng giao tiếp với hệ thống, vì vậy lập trình viên cũng cần trang bị kỹ năng liên quan đến xử lý đầu ra, đầu vào (I/O process), thao tác với file, quản lý bộ nhớ, hiểu về Process, Thread hay multi Thread trong C.
- Kỹ năng teamwork: bao gồm những kỹ năng giao tiếp, trao đổi, khả năng thuyết trình, khả năng kết hợp với các thành viên khác để cùng giải quyết vấn đề. Lập trình viên ở bất cứ ngôn ngữ nào cũng cần làm việc trong một team phát triển, vì thế nếu bạn không có khả năng hợp tác cùng người khác thì sẽ không thể làm việc được.
- Sử dụng các tool quản lý source code và issues: việc thành thạo sử dụng các tool quản lý version source code như Git, SVN,… hay các phần mềm quản lý tasks, issues sẽ giúp bạn nhanh chóng làm việc trong dự án. Đây cũng là yêu cầu cơ bản để giúp lập trình viên có thể làm việc được.
Tham khảo việc làm lập trình C hấp dẫn trên TopDev!
Có nên trở thành lập trình viên C trong giai đoạn hiện nay
Hiện nay có rất nhiều ngôn ngữ lập trình cùng những thư viện, framework hỗ trợ xây dựng, phát triển ứng dụng rất nhanh và được nhiều công ty, tổ chức lựa chọn. Với những ứng dụng xây dựng bằng ngôn ngữ C đòi hỏi khá nhiều công sức xây dựng, cùng với đó là sự cần thiết phải hiểu biết chuyên sâu về hệ thống khiến con đường trở thành một C Developer sẽ dài hơn và gian nan hơn so với các ngôn ngữ khác.
Tuy nhiên, trong tất cả các bảng xếp hạng ngôn ngữ lập trình phổ biến hay được sử dụng nhiều nhất thì C luôn có mặt trong top 10 nhờ hiệu suất, sự linh hoạt và khả năng làm được nhiều thứ của nó. Dưới đây là những lý do mà bạn nên lựa chọn C là một hướng đi cho sự nghiệp lập trình của mình:
- C là ngôn ngữ cơ sở của nhiều ngôn ngữ khác, vì thế nếu học tốt C thì bạn sẽ dễ dàng học thêm tiếp các ngôn ngữ lập trình khác. Ngoài ra với lịch sử gần 40 năm phát triển thì cộng đồng C cũng vô cùng lớn mạnh, sở hữu rất nhiều mã nguồn là các chương trình, hệ thống nổi tiếng mà bạn có cơ hội tiếp cận khi làm C Developer.
- C là ngôn ngữ có hiệu suất cao, nó có thể chạy mượt mà trên các hệ thống giới hạn về phần cứng như bộ nhớ hay dung lượng RAM, ROM. Vì thế C là ngôn ngữ chính trong các hệ thống nhúng, các thiết bị thông minh trong hệ sinh thái IoT hay các trình quản lý thiết bị driver.
- Với sự phát triển của các thiết bị thông minh cùng kết nối Internet vạn vật (IoT) thì việc làm dành cho C Developer là rất phong phú và có tiềm năng phát triển cao.
- Mức đãi ngộ dành cho lập trình viên C cao hơn do đây là một ngôn ngữ ít được lựa chọn hơn. Các công việc lập trình C đòi hỏi sự tìm hiểu chuyên sâu, vì thế đi kèm với đó cũng là việc các công ty, tổ chức tuyển dụng sẽ có những mức lương cao hơn dành cho vị trí này.
Kết bài
Mỗi ngôn ngữ lập trình đều được sinh ra với mục đích riêng dành cho việc phát triển phần mềm, ứng dụng; với sự phát triển gần 40 năm qua thì C vẫn là một ngôn ngữ lập trình được ưu chuộng cho đến hiện nay, điều đó chứng tỏ việc trở thành một C Developer là một lựa chọn tốt dành cho những bạn có ý định và yêu thích ngôn ngữ này. Hy vọng bài viết hữu ích dành cho bạn, hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo của mình.
Tác giả: Phạm Minh Khoa
Xem thêm:
- C Token là gì? Cú pháp trong lập trình C/C++
- Kiểu bool, boolean trong lập trình C/C++ (Code ví dụ)
- Các từ khóa/key words trong ngôn ngữ C/C++
Tham khảo ngay việc làm IT mọi cấp độ trên TopDev!
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- F Framework nào tốt nhất cho dự án của bạn? – Checklist chi tiết
- K Kinh nghiệm xử lý responsive table hiệu quả
- S Stackoverflow là gì? Bí kíp tận dụng Stack Overflow hiệu quả
- 7 7 kinh nghiệm hữu ích khi làm việc với GIT trong dự án
- B Bài tập Python từ cơ bản đến nâng cao (có lời giải)
- B Bảo mật API là gì? Một số nguyên tắc và kỹ thuật cần biết
- H Hướng dẫn cài đặt và tự học lập trình Python cơ bản từ A-Z
- C Chinh Phục Phân Tích Dữ Liệu Với Pandas Trong Python: Hướng Dẫn Từng Bước
- D Display CSS là gì? Cách khai báo và sử dụng thuộc tính display trong CSS