Bug, Debug, Fixbug quan trọng đến thế sao? Các loại Bug điển hình
Bài viết được sự cho phép bởi tác giả Vũ Thành Nam
Các anh chị em ngoài ngành hay nghe anh em chúng tôi nói bugs bugs, chúng tôi sợ gì k sợ sợ bugs, chẳng biết nó là gì thì bài viết này mình sẽ giúp mọi người hiểu hơn về con sâu bọ mà không chỉ riêng mùng 5 tháng 5 anh em chúng tôi mới đi giết sâu bọ nhé!
Ngày xưa ở quê mọi người thường nói tắt đèn để tránh rầy nâu ngoài ruộng lúa bay vào, giờ lớn lên thì chuyển chế độ dark mode để có niềm tin hi vọng rằng code mình sạch bug.
Sợ quá! sợ quá đi thôi!
Bug là gì?
Bug là những lỗi phần mềm trong chương trình hoặc hệ thống máy tính khiến cho kết quả trả về không được chính xác hoặc không đạt hiệu quả như mong muốn. Hiểu một cách đơn giản hơn, bug là lỗi xuất hiện trong quá trình viết code mà bất cứ người lập trình viên nào cũng khó tránh khỏi.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra một bug như:
– Có nhiều câu lệnh if lồng nhau và đặt lệnh else ở sai nhánh.
– Đưa ra các giả định không chính xác như truy xuất một thuộc tính nào đó không tồn tại.
– Khách hàng sử dụng phần mềm theo cách khác cũng có thể dính bug.
Các loại Bug điển hình
Bug tí hon
Bug tí hon được coi như một loại “bọ” bởi chúng có kích thước vô cùng nhỏ, tuy nhiên để tiêu diệt được chúng thì không hề dễ dàng. Để loại bỏ bug tí hon, bạn cần phải tốn rất nhiều thời gian để tìm cho ra đoạn code có vấn đề. Bug tí hon thường xuất hiện do bạn quên dấu chấm phẩy, dấu 2 ngoặc, thụt lề sai,… Mặc dù là loại bug gây ra nhiều khó chịu nhất nhưng bạn có thể phát hiện chúng bằng việc sử dụng IDE phù hợp.
Bug không tồn tại
Bug không tồn tại rất khó xác định bởi Compile Error nhảy lung tung, nhưng bạn không thể xác định được lỗi nào đã xảy ra dù đã review code rất nhiều lần. Nguyên nhân xảy ra bug không tồn tại là do bạn đã sử dụng sai hoặc do trình biên dịch bị lỗi. Cách để xử lý tốt nhất đó là bạn nên chọn phần trình biên dịch sao cho phù hợp để tránh không hỗ trợ các tính năng mới mang tính hiện hành.
Bug khủng
Nguyên nhân gây ra bug khủng đó là do dòng code bị sai chính tả hoặc sai cú pháp. Bạn cần thực sự am hiểu về nhiều loại ngôn ngữ lập trình để tránh lặp lại lỗi sai cú pháp, đồng thời bạn nên sử dụng đúng các loại dữ liệu để tránh xảy ra sai phạm truy cập dưới dạng lỗi tài nguyên.
Bug ẩn thân
Bug ẩn thân là những lỗi không hiển thị trong quá trình bạn đang biên dịch. Những lỗi này chỉ xuất hiện sau khi bạn đã cài đặt hoàn tất và đang trong quá trình sử dụng phần mềm. Bug ẩn thân cũng là nguyên nhân khiến cho phần mềm không còn được an toàn và dễ bị hack.
Bug bất ngờ
Đúng như cái tên của nó, bug bất ngờ sẽ đột nhiên xuất hiện và báo lỗi trong khi bạn đã chạy thử đoạn code cực kỳ hoàn hảo trước đó. Bug bất ngờ có thể dễ hoặc khó sửa tùy từng trường hợp. Trong quá trình sửa lỗi, bạn không nên động chạm tới những dòng code đang hoạt động tốt để tránh phát sinh thêm bug.
Những loại bug thường gặp
Gặp bug và có thể sửa lỗi bug không đơn thuần chỉ là công việc phải làm mà còn là cơ hội cho lập trình viên sáng tạo, khai phá năng lực của bản thân. Từ đây có thể nghiên cứu và phát triển bản thân hơn nữa trong tương lai. Hiện nay, có rất nhiều loại bug khác nhau ứng với những cách fix và xử lý khác nhau. Một số loại bug thường gặp phải kể đến là: Bug tí hon, Bug khủng, Bug không tồn tại, Bug bất ngờ và Bug ẩn thân.
Những sản phẩm càng có yêu cầu cao cùng quy trình thực hiện phức tạp thì càng có khả năng xuất hiện bug. Trong quá trình design và coding có thể vô tình gây ra bug. Ngoài ra, bug có thể xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác như: quy trình kiểm thử không cẩn thận, logic design rời rạc, code kém, build version không được kiểm soát cẩn thận,… Dù là bất cứ lý do gì thì việc sửa bug cũng tốn khá nhiều thời gian của các lập trình viên.
Debug là gì?
Debug là quá trình tìm kiếm lỗi hay tìm ra nguyên nhân gây ra lỗi để có phương pháp sửa lỗi (fix bug) phù hợp. Việc kiểm soát lỗi này là công đoạn quan trọng nhưng không hề đơn giản với những người lập trình viên chưa có nhiều kinh nghiệm.
Fix bug là gì?
Fix bug là công việc sửa lỗi sau khi debug. Kỹ năng debug và kỹ năng fix bug có tầm quan trọng như nhau. Một người lập trình viên giỏi và tài năng là người có thể debug và fix bug tốt, từ đó tạo ra những sản phẩm chất lượng, có giá trị sử dụng.
Tầm quan trọng của debug
Với bất kỳ người làm lập trình nào, việc xảy ra lỗi trong hàng nghìn dòng lệnh là chuyện khá bình thường. Điều này dẫn tới việc chương trình sẽ chạy sai chức năng nó được quy định và bị đánh giá kém chất lượng. Chính vì vậy, khi gặp những lỗi như vậy, các lập trình viên phải debug để fix bug để chương trình có thể hoạt động tốt.
Debug đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với các lập trình viên. Chúng không chỉ loại bỏ lỗi ra khỏi chương trình mà còn có thể giúp lập trình viên hiểu rõ hơn quá trình thực thi của chương trình. Nếu lập trình viên không có khả năng debug thì không thể nào xây dựng một chương trình trọn vẹn.
Các phương pháp debug hiệu quả bạn nên tham khảo
Có nhiều phương pháp để tiến hành quá trình tìm kiếm, kiểm soát lỗi cho các lập trình viên. Dưới đây là những phương pháp bạn nên tham khảo để sử dụng cho quá trình debug của mình:
– Debugging Tool: Đây là phương pháp sử dụng công cụ để tiến hành tìm kiếm, kiểm soát lỗi. Phương pháp này sẽ đi sâu vào source code nhất. Những Debugging Tool phần mềm thông dụng là Microsoft Visual Studio Debugger, GNU Debugger. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng những Debugging Tool phần cứng đặc thù được thiết kế chuyên biệt để phục vụ một ứng dụng nào đó.
– Print Line: Đây đơn giản là phương pháp thêm vào source code của bạn những dòng lệnh. Những dòng lệnh này sẽ in ra những thông tin mà bạn cần theo dõi trong quá trình chương trình thực thi. Chẳng hạn, nếu đang dùng Arduino IDE, bạn sẽ không tìm được debugging tool phù hợp nên cách debug phù hợp nhất là dùng Serial.print().
– Logging: Đây là phương pháp tạo ra một biểu mẫu để ghi lại thông tin sau khi chương trình thực thi. Từ những thông tin này, bạn sẽ phân tích nguyên nhân lỗi phát sinh là do đâu.
– Nhờ người khác thực hiện debug: Đây là phương pháp cũng khá hiệu quả nếu như bạn thấy mình chưa thực sự hiểu sâu về quá trình tìm kiếm và kiểm soát lỗi này.
Xem thêm các việc làm tuyển dụng Tester hấp dẫn tại TopDev
Mẹo viết code giúp debug nhanh, hiệu quả
Để có thể debug nhanh, hiệu quả, bạn cần nắm rõ 1 vài mẹo như sau:
– Sử dụng comment để đánh dấu các code đã hoàn thiện để dễ tìm và sửa sau này
– Đặt tên các hàm có ý nghĩa để debug dễ dàng hơn
– Dùng Breakpoints để rà tiến độ chạy của code xem chính xác chưa
– Chú ý tới Error Message để tìm ra số dòng code sẽ giúp bạn debug nhanh hơn
Lợi ích của việc gặp bug và fix bug
Gặp bug không hề “đen” như bạn vẫn tưởng tượng. Thực tế thì fix lỗi bug có thể mang lại cho bạn những bài học kinh nghiệm quý báu nếu biết tận dụng cơ hội học hỏi.
Một vài lợi ích khi gặp bug phải nhắc đến là:
– Tăng kiến thức lập trình: Khi dành thời gian để sửa bug, các lập trình viên có thể trau dồi thêm rất nhiều kiến thức mới chưa từng được học trước đó. Với mỗi lỗi bug khác nhau sẽ có những bài học kinh nghiệm khác nhau. Sửa lỗi bug vừa là cơ hội ôn lại kiến thức cũ vừa là lúc thực hành sau những lý thuyết khô khan.
– Code dễ debug hơn: Khi tự sửa bug, bạn có thể biết cách viết code dễ debug hơn. Tìm ra bug và sửa bug sẽ giúp bạn tăng kinh nghiệm, dễ dàng xử lý các tình huống phát sinh
– Tạo niềm vui cho cả khách hàng và người lập trình: Khi về tay những bug đã được fix lỗi cẩn thận chắc chắn khách hàng sẽ hài lòng và đánh giá tốt về dịch vụ của bạn. Tương tự như vậy, người lập trình sẽ hài lòng với thành quả mình tạo ra.
Theo thống kế thì thời gian mà các lập trình viên dùng để fix bug nhiều hơn thời gian viết code cho chương trình mới. Vậy nên, hoàn toàn có thể khẳng định fix bug là công việc quan trọng và cần sự tỉ mỉ.
Đó là những chia sẻ về lỗi bug và lý do tại sao cần phải sửa bug. Hy vọng rằng thông qua những thông tin trên, bạn có thể nắm được những thông tin chi tiết về bug và cách fix bug hiệu quả nhất.
Bài viết gốc được đăng tải tại ntechdevelopers.com
Xem thêm:
- G Giải Quyết Bài Toán Kinh Doanh Bằng Big Data và AI
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- F Framework nào tốt nhất cho dự án của bạn? – Checklist chi tiết
- K Kinh nghiệm xử lý responsive table hiệu quả
- S Stackoverflow là gì? Bí kíp tận dụng Stack Overflow hiệu quả
- 7 7 kinh nghiệm hữu ích khi làm việc với GIT trong dự án
- B Bài tập Python từ cơ bản đến nâng cao (có lời giải)
- B Bảo mật API là gì? Một số nguyên tắc và kỹ thuật cần biết
- H Hướng dẫn cài đặt và tự học lập trình Python cơ bản từ A-Z
- C Chinh Phục Phân Tích Dữ Liệu Với Pandas Trong Python: Hướng Dẫn Từng Bước