BrSE chỉ “có đất dụng võ” ở thị trường Nhật?

Về diễn giả

  • Anh Nguyễn Văn Hải, sinh năm 1990, hiện đang là Phó Giám đốc trung tâm phát triển phần mềm số 6 tại Rikkeisoft Hà Nội.
  • Anh đã có khoảng thời gian 4 năm làm việc tại Nhật trải qua các vị trí từ dev, tech lead, BrSE, BM và hiện tại mình đang làm vị trí Division Manager.

Anh có thể giải thích rõ hơn về công việc, vai trò của một kỹ sư cầu nối – Bridge Software Engineer (BrSE)?

BrSE là một công việc đặc thù trong các công ty cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin outsourcing cho thị trường Nhật Bản, đặc thù ở thị trường Nhật Bản. Nơi làm việc hiện tại của mình là Rikkeisoft cũng là công ty top về outsourcing.

BrSE nội dung chính là truyền đạt thông tin và giải pháp giữa 2 bên Nhật Việt để đảm bảo công việc cho dự án được thuận lợi và kết nối dễ dàng hơn, cân bằng được yêu cầu giữa 2 bên.

Tham khảo thêm việc làm Brse lương cao tại Topdev.vn

Công việc hàng ngày và vai trò của một Division Manager trong một dự án là gì?

Thật ra có 2 người đảm nhiệm trong 1 vị trí Division, anh hiện tại là vị trí Phó Giám đốc. Một trung tâm sẽ có rất nhiều dự án, vị trí của anh hiện tại có các công việc khác nhau như quản lý tiến độ của nhiều dự án, họp với khách hàng để báo cáo tiến độ, họp cải thiện các dự án vào cuối tuần, trao đổi với các key members để lắng nghe về nguyện vọng, tình hình hiện tại tâm tư của anh em ra sao, lên kế hoạch cho nhân sự trong tháng tới, công việc tháng tới sẽ như thế nào và điều chỉnh nhân sự cho phù hợp. Đấy là công việc hàng ngày của vị trí Division Manager.

Vậy ở Rikkeisoft, ngoài 2 vị trí BrSE và Division Manager như chúng ta đã đề cập còn những vai trò gì khác trong một vị trí outsourcing hay không?

Trong một dự án sẽ có rất nhiều các vị trí như PM, Tester, developer, BA,… tiếp theo là các vị trí quan trọng như Bridge BM hoặc Senior PM.

Có quan điểm cho rằng một BrSE giống như một BA & PM “của khách hàng”, theo anh BrSE có phải là người đặt trách nhiệm với khách hàng lên trên hết không?

Mình nghĩ là không đúng vì nếu nghĩ vậy thì rõ ràng là offshore sẽ mất lợi thế, dev người Việt mình sẽ rất yếu thế, anh nghĩ nó phải là mối quan hệ hợp tác win – win giữa mình và khách hàng. Mình không phải là người làm thuê mà là người bán sản phẩm, là người bán trí tuệ cho khách hàng. Vậy nên đây là quan hệ đôi bên cùng hợp tác và mục đích quan trọng nhất là cho dự án đó thành công.

  5 Ngộ nhận về nghề BrSE
  BrSE Cần Học Công Nghệ Gì?

Vậy theo anh trách nhiệm lớn nhất của BrSE là gì? Người BrSE cần có những hiểu biết, kiến thức hay kĩ năng mềm gì để có thể dung hòa các bên với nhau?

Anh nghĩ trách nhiệm lớn nhất để 2 bên khách hàng và offshore hoàn thành dự án tốt nhất nó bao gồm những việc như truyền đạt đúng yêu cầu, mong muốn của khách hàng, truyền đạt giải pháp, cách thực thi từ offshore cho khách hàng.

Để làm được điều này thì kiến thức của BrSE phải bao gồm nhiều thứ như hiểu về nghiệp vụ, có kỹ năng cơ bản về kỹ thuật lập trình và ngoại ngữ để đảm bảo giao tiếp ở mức hiểu đúng và hiểu đủ, các kỹ năng mềm như lắng nghe, đàm phán khi dự án có những vấn đề rắc rối. Lúc này mình không chỉ truyền đạt đúng những gì 2 bên trao đổi mà còn phải hiểu thêm về khó khăn của offshore, hiểu được nguyên nhân của vấn đề của cả đôi bên, để giải quyết mâu thuẫn và đàm phán xem làm thế nào để tốt nhất cho 2 bên.

Tiếp theo là khi mình muốn truyền đạt một kỹ thuật nào đó cho khách hàng nó còn liên quan đến khả năng trình bày vấn đề. Và để dự án hoạt động suôn sẻ thì khả năng teamwork cũng khá cần thiết, đặc biệt là khi BrSE ngồi ở phía khách hàng ở Nhật chẳng hạn, với khoảng cách xa như vậy thì khả năng teamwork càng quan trọng hơn. Bên cạnh đó là kỹ năng quản lý về checking task, quản lý nhân sự làm sao để motivate các dev có động lực làm việc tốt nhất, tạo tinh thần ham học hỏi, cầu tiến hơn nữa trong công việc cho mọi người.

Để trở thành một BrSE thì yêu cầu tối thiểu về Nhật ngữ bên mình như thế nào?

Thật sự ở đây bằng cấp không quan trọng. Có đôi khi khách hàng chưa hợp tác với mình lần nào thì họ có thể dựa trên bằng cấp để họ đánh giá nhưng khi họ thật sự cần mình hoặc là trong thời điểm BrSE vẫn còn khan hiếm này thì mình chỉ cần thể hiện năng lực của mình làm sao để khách hàng hiểu mình và mình hiểu khách hàng là được.

Offshore và Nearshore, mặc dù là những thuật ngữ không mới nhưng anh có thể khái quát lại một lần nữa để khán giả hiểu rõ hơn được không ạ?

Offshore là hình thức hợp tác với 1 công ty bên ngoài, cách xa về địa lý và thời gian như giữa Nhật với Việt chẳng hạn. Nearshore là hình thức hợp tác với công ty bên ngoài khá gần với khoảng cách địa lý và múi giờ của mình như Việt với Lào hay trong nước với nhau.

Hiện tại Rikkeisoft đang áp dụng offshore như thế nào: Phía Nhật Bản sẽ tiến hành define requirements, tạo design document và bên Việt Nam phát triển product?

Thật ra việc này sẽ phụ thuộc vào đặc thù của mỗi dự án. Có những dự án khách hàng sẽ design rất rõ ràng từ requirement, design và mình chỉ việc code thôi. Nhưng cũng có những dự án khách hàng chỉ đơn giản yêu cầu tôi muốn cái này, tôi muốn cái kia thì mình phải đưa ra đề xuất của mình và thuyết phục khách hàng. Mình sẽ được quyền design, làm document, làm từ A đến Z tất cả các giai đoạn luôn, design UI, design coding đến coding, testing.

Ở Rikkeisoft hiện tại đủ khả năng đáp ứng các loại dự án như vậy và hiện tại cũng đang tham gia vào các dự án từ phát triển yêu cầu đến lúc bàn giao thực thi cho khách hàng.

Không biết ở Rikkeisoft có cung cấp dịch vụ Onsite hay không và khách hàng Nhật liệu họ có sẵn sàng cho dịch vụ này hay họ chỉ cần một team làm Offshore?

Thật ra thì Rikkeisoft đã thành lập một chi nhánh bên Nhật Bản đặt tại Osaka và dự kiến tương lai sẽ mở nhiều chi nhánh hơn tại Nhật, nghĩa là Rikkeisoft có cung cấp dịch vụ onsite. Khách hàng ngày nay hầu hết đều yêu cầu onsite, vì onsite thuận tiện cho việc giao tiếp, quản lý từ phía khách hàng, giảm airforce quản lý cho khách hàng, khách hàng sẽ không phải trực tiếp quản lý offshore nữa. Những việc đó sẽ giao cho một lead ngồi cạnh khách hàng và xây dựng niềm tin khách hàng, nhất là trong lần đầu hợp tác.

Vì lần đầu làm việc họ sẽ không biết trình độ offshore như thế nào, văn hóa làm việc ở Việt Nam ra sao, họ sẽ cần một người làm sao để họ tin tưởng. Tiếp theo nó sẽ nâng cao level bridge cho nhân viên, vì khi ngồi cạnh khách hàng mình sẽ được giao tiếp tiếng Nhật nhiều hơn, mình được làm việc trực tiếp, được học hỏi công nghệ, kỹ thuật từ khách hàng luôn.

Xem thêm Những Nguyên Tắc Cơ Bản Của BrSE

Thường sẽ mất bao lâu tính từ lúc khách hàng liên hệ cho đến khi bàn giao sản phẩm cuối cùng cho khách hàng?

Tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng, mức độ rõ ràng của yêu cầu và sự phức tạp của hệ thống thì nó sẽ có thời gian bàn giao khác nhau. Quy trình làm dự án sẽ có các bước như sau:

  • Đầu tiên, mình phải nghe hiểu yêu cầu khách hàng rồi đưa ra các đề xuất, giải pháp, lên báo giá.
  • Sau đó sẽ trình bày kế hoạch với khách hàng, sau khi khách hàng đồng ý với kế hoạch đó mình mới nhận dự án.
  • Sau khi nhận dự án mình sẽ lên plan chi tiết, thiết kế, coding, testing và bàn giao. Nếu có điểm nào khách hàng chưa hài lòng thì mình phải xem xét và revise lại. Một bridge sẽ tham gia nhiều nhất ở 3 công đoạn là làm rõ yêu cầu, tức là đọc hiểu tài liệu tiếng Nhật và trao đổi với khách hàng.
  • Tiếp theo là thiết kế và bàn giao, mình sẽ là người “chốt chặn” để đảm bảo chất lượng dự án trước khi bàn giao cho khách hàng.

Theo anh BrSE có còn là “hot job” nữa hay không và nhận định của anh về ngành nghề này ở Việt Nam trong 5 năm tới như thế nào?

Mình cũng đã gặp rất nhiều bạn trẻ hỏi những câu như vậy. Thật sự mình thấy nó vẫn hot, BrSE vẫn sẽ là nghề còn hot trong 5 năm tới. Đặc thù của ngành này là khách hàng khá là kĩ tính, khó tính, họ sẽ luôn luôn cần một người có thể hiểu được văn hóa của họ, ngôn ngữ của họ. Họ cần một dev như là cầu nối trong công việc để trơn tru hoạt động giữa 2 bên nên có thể khẳng định đây là nghề không bao giờ hết hot cả.

Liệu có phải vị trí BrSE chỉ xuất hiện trong các công ty outsourcing và chỉ khi công ty outsourcing làm việc với khách hàng/thị trường Nhật Bản?

Thuật ngữ kỹ sư cầu nối xuất phát từ các kỹ sư làm cho thị trường Nhật nhưng mình nghĩ vói các thị trường khác thì khách hàng đều mong muốn có người hiểu được ngôn ngữ của mình nên anh nghĩ ở thị trường nào cũng cần vị trí này cả, chẳng qua là tên gọi của nó có thể khác đi thôi.

Đối với những dev không mạnh về kỹ năng mềm có phải là rào cản để trở thành BrSE không?

Nó đúng là rào cản nhưng mình nghĩ càng là rào cản mình càng phải cố gắng vượt qua nó. Nó là một kỹ năng hoàn toàn có thể rèn luyện được vì với thời đại hiện nay một coder cũng cần có kỹ năng giao tiếp. Một dự án không chỉ một, hai người làm mà là cả một team nên rõ ràng tinh thần teamwork là rất cần thiết, giao tiếp tốt và BrSE còn phải giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau nữa nên đây thật sự là một kỹ năng rất quan trọng. Vì nó quan trọng như vậy nên không còn là rào cản nữa mà sẽ là một tiêu chuẩn, để mọi người nhìn vào đấy mà rèn luyện.

Theo anh các bạn dev có background nào thì dễ chuyển sang làm BrSE nhất? Trình độ coding nên ở level nào?

BrSE có nhiều level và nó còn phụ thuộc vào các yêu cầu của khách hàng nên mình thấy dev nên ở trình độ từ junior trở lên, kinh nghiệm đi làm từ khoảng 2 năm đổ lên. Vì lúc này bạn đã đủ kinh nghiệm trải qua các dự án rồi, đủ kiến thức nền tảng về kỹ thuật cũng như các kỹ năng mềm để làm việc với các dự án trơn tru hơn và không mắc phải các lỗi cơ bản nữa.

Và ngược lại, với những bạn có mindset BA tốt, management tốt, kỹ năng giao tiếp tốt nhưng lại không xuất thân là dev mà muốn trở thành “người kết nối” trong một công ty outsourcing thì theo anh có khả thi không?

Theo mình thì rất khả thi luôn. Những bạn có nghiệp vụ tốt sẽ được giao cho những dự án khá lớn, độ phức tạp cao hơn. Ở những dự án đó đòi hỏi ít hơn các kỹ năng về coding mà nó đòi hỏi những kỹ năng mềm nhiều hơn, về quản lý tiến độ, giao tiếp với khách hàng, kỹ năng mềm về autivation trong team. Những kỹ năng đó sẽ giúp đưa dự án đến thành công nên những bạn có mindset tốt như vậy sẽ được trọng dụng nhiều hơn cả trong ngành này.

  Những Nguyên Tắc Cơ Bản Của BrSE
  Tản Mạn Về Con Đường Trở Thành BrSE

Anh có kỷ niệm nào trong quá trình làm việc với khách hàng muốn chia sẻ với mọi người chứ?

Mình cũng đã từng thất bại nhiều lần vì thời điểm mới bắt tay vào làm bridge, mình khá là chủ quan, tự tin vào khả năng giao tiếp, tự tin vào tiếng Nhật của mình, nghĩ là mình đã hiểu những gì khách hàng chia sẻ. Rõ ràng là nếu quá tự tin như vậy mình sẽ luôn cho rằng ý nghĩ của mình như vậy là đúng.

Sai lầm ở đây là khi khách hàng đưa ra yêu cầu mình luôn luôn nói rằng tôi hiểu rồi trong khi thật sự yêu cầu của khách hàng vẫn chưa rõ ràng và đôi khi nó vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro. Nên khi bắt tay vào làm thực tế mình mới phát hiện ra nó không dễ dàng như vậy, những gì mình hiểu chỉ là bề nổi thôi, có thể mình đã hiểu sai và kết quả là bàn giao sản phẩm sai, dẫn đến hậu quả khá nghiêm trọng.

Mình nghĩ đó cũng là một bài học mà các BrSE khi mới bắt đầu đều dễ mắc phải, thậm chí có những BrSE lâu năm cũng mắc phải. Lời khuyên của mình là các BrSE nên cẩn trọng khi nói những câu như “Tôi đồng ý”, “Tôi đã hiểu, “Tôi hiểu rõ rồi”,… Mình nên confirm lại các ý của khách hàng và hỏi xem tôi nói như vậy có đúng không, nếu chưa hiểu hoàn toàn thì nên Q&A đến lúc không còn gì để hỏi nữa thì mới tự tin là mình đã hiểu rồi. Khi nào mình vẫn còn lăn tăn trong đầu, vẫn còn phải phán đoán thì cứ thoải mái hỏi để hiểu rõ vấn đề.

Anh có thể chia sẻ lời khuyên khi phỏng vấn cho vị trí BrSE?

Với kinh nghiệm phỏng vấn của mình thì mình nghĩ khả năng giao tiếp và sự cầu tiến, tinh thần ham học hỏi của một BrSE cần phải được đặt lên hàng đầu. Khi phỏng vấn mình thường sẽ hỏi những câu như Giới thiệu về bản thân, kinh nghiệm làm việc ở các dự án trước, kinh nghiệm làm việc với người Nhật, dự án thành công, dự án thất bại thì rút ra bài học gì. Và mình nghĩ để trả lời tốt những câu hỏi này thì ứng viên nên trả lời thành thật, tự tin, bình tĩnh, không cần phải dùng những từ tiếng Nhật quá khó, hãy dùng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu miễn diễn tả được ý nghĩ của mình là được.

Hãy mạnh dạn hỏi lại người phỏng vấn nếu có vấn đề gì mình không hiểu, tự tin hỏi về công ty, phạm vi công việc, mong đợi của họ ở vị trí công việc bạn đang ứng tuyển là gì. Từ đó mình có thể trình bày là mình có gì để đáp ứng được những mục tiêu đó, lộ trình tương lai mình đặt ra để làm việc là gì. Một điểm cần lưu ý là khi phỏng vấn vị trí BrSE mình có phỏng vấn cả tiếng Nhật.

Anh có thể chia sẻ nguồn tài liệu nào để các bạn tham khảo học ngoại ngữ không, đặc biệt là với từ vựng chuyên ngành lập trình?

Thật ra có rất nhiều nguồn, nếu ai học ngoại ngữ thường xuyên sẽ biết đến phần mềm quizlet.com. Đây là phần mềm có rất nhiều các bài đã được soạn sẵn, có đến hơn 1000 bài từ vựng tiếng Nhật, muốn tìm từ vựng IT tiếng Nhật mình search IT Tocobaga sẽ có rất nhiều. Thứ hai là mọi người nên đọc báo như NHK, NHKYJ tùy theo trình độ của mỗi người. Hoặc là các video youtube nói về cách giao tiếp trong ngành IT, xem qua để mình thấy được phong thái nói chuyện, làm việc của họ để sau này tiếp xúc sẽ đỡ bỡ ngỡ hơn. Thứ 4 là mọi người có thể xin bản tóm tắt các từ vựng của những người đã làm việc với phía Nhật rồi, đây là một nguồn rất hữu dụng.