Blockchain developer là gì? Giải ngố những hiểu lầm
Rất nhiều người hiểu sai về blockchain và blockchain developer. Mặc định rằng công nghệ blockchain nói chung và lập trình blockchain (blockchain developer) đều gắn chặt hoặc chỉ liên quan tới tiền kĩ thuật số. Thực chất blockchain có nhiều thứ có thể hiện thực hơn so với danh tiếng của nó.
Bài viết này sẽ giải ngố cho anh em công việc mà blockchain developer làm. Những hiểu lầm khi anh em bắt đầu với blockchain.
Ok, giải ngố bắt đầu. Anh em cố gắng theo dõi nha.
Đầu tiên vẫn là khái niệm mà đôi khi anh em hiểu lầm về blockchain. Vậy blockchain là gì?
1. Blockchain là gì?
A blockchain is a type of database used to store and organize information. Traditional databases arrange information into rows and columns that make up tables. This makes the information easy for computers to recognize. With blockchains, however, information is digitally formatted and collected into clusters or blocks. Each block has a limited storage capacity.
Blockchain là một kiểu cơ sở dữ liệu được sử dụng để lưu trữ và sắp xếp thông tin. Khác với cơ sở dữ liệu truyền thống lưu trữ ở dạng hàng và cột trong bảng (cái này anh em nào đã dùng DB và SQL thì quá quen). Kiểu này dễ cho việc thu thập và xử lý thông tin. Với blockchain thì dữ liệu được lưu ở dạng số và chia thành các khối (blocks). Mỗi block có dung lượng lưu trữ giới hạn.
Với blockchain thì ngược lại, như trên định nghĩa anh em cũng thấy đoạn “mỗi block có dung lượng lưu trữ giới hạn”. Nên đến khi hết dữ liệu ở một block dữ liệu sẽ được đem qua block khác. Vậy hai khối sẽ liên hệ với nhau như thế nào?
Câu trả lời là khoá (cryptography). Khoá này xác định và đảm bảo tính chính xác của thông tin mặc dù nó được lưu ở nhiều nơi.
Với tính chất đột phá về cách thức lưu trữ dữ liệu chia thành các khối. Blockchain có rất nhiều ứng dụng:
- Smart contract (hợp đồng thông minh)
- Banking sphere (lĩnh vực ngân hàng)
- Secure payments (thanh toán an toàn)
2. Tại sao blockchain được ứng dụng nhiều
Do tính chất phi tập trung (decentralized) của blockchain. Thay vì toàn bộ dữ liệu nằm ở một chỗ và được quản lý tập trung thì tất cả được chia nhỏ ra. Tới đây một số anh em sẽ hỏi có khác cũng là khác cách thức lưu dữ liệu. Vậy tại sao blockchain nói chung và anh em blockchain developer lại có lương cao khủng khiếp?
Câu trả lời nằm ở chỗ công nghệ loại bỏ tính tập trung khi giao dịch.
2.1 Sổ cái
Tới đây phải cho ví dụ về sổ cái rồi.
Ví dụ, ông A gửi tiền cho ông B qua ngân hàng, gửi 10 đồng. Ngân hàng biết ông A có 20 đồng, trừ của ổng đi 10 đồng. Ông B có 5 đồng thì cộng thêm 10 đồng thành 15 đồng. Ok ngân hàng là bên trung gian, ta tin ngân hàng.
Vậy câu hỏi không có ngân hàng đừng ra trung gian làm nơi tin tưởng thì hai ổng giao dịch thế nào?
Câu trả lời là sổ cái. Ông A ghi vào sổ 20 đồng, ông B ghi vào sổ 5 đồng. Công khai cái sổ đó ra cho cả xóm biết, tức là mỗi lần giao dịch cả xóm sẽ biết ông A còn có 10 đồng thôi, ông B tăng lên được 15. Cuốn sổ lưu tất cả giao dịch đó là sổ cái.
Với sổ cái, ta loại bỏ đi đơn vị đứng giữa để tin tưởng là ngân hàng. Ông A khi muốn thêm bớt tiền gì đều phải được cả xóm đồng ý.
Xem thêm các việc làm JavaScript lương cao trên TopDev
2.2 Các transactions
Chính nhờ sổ cái, blockchain vô hình chung loại bỏ đi cái tập trung của hệ cơ sở dữ liệu truyền thống. Tăng tính bảo mật nhờ xác thực của tất cả các node trước khi thêm vào mạng blockchain (mạng các chuỗi)
Khi anh em tạo một transactions, blockchain sẽ tạo ra một block đại diện cho giao dịch đó. Sau đó các nodes trong hệ cơ sở dữ liệu sẽ kiểm tra xem transaction đó có hợp lệ không?. Nếu hợp lý thì transaction sẽ được thêm vào mạng blockchain hiện tại.
Sau khi đã thêm thắt đâu vào đó, transaction lúc này hoàn thành.
Transaction về tiền điện tử chỉ là một ví dụ nhỏ về ứng dụng blockchain vào trong các lĩnh vực khác nhau mà tiền điện tử là một trong số đó. Sau khi anh em đã clear phần này thì mình sẽ tìm hiểu tiếp thực chất phát triển blockchain bao gồm những công việc nào.
3. Blockchain development là gì?
À development sẽ viết trước còn blockchain developer cụ thể phải làm gì sẽ được phân tích sau nha anh em. Mình nhìn vào cái lớn trước.
Phát triển blockchain ở đây đề cập đến việc xây dựng, bảo trì và thiết kế các hệ thống sử dụng blockchain. Giải quyết các bài toán thực tế, ứng dụng vào các ngành nghề hiện tại dựa trên tính hữu dụng của blockchain.
Một ví dụ dễ hiểu là smart contracts đã nhắc tới với anh em phía trên.
Hợp đồng thông minh là các thỏa thuận được lập thành văn bản giữa hai bên, giống như các hợp đồng thông thường. Tuy nhiên, không giống như các hợp đồng thông thường, hợp đồng thông minh cũng là các chương trình được lưu trữ trên mạng các block của blockchain.
Hợp đồng bình thường anh em cần kiểm tra khả năng, năng lực của đối tác, các điều khoản và điều kiện. Nhưng với blockchain các chương trình này chỉ được kích hoạt để chạy khi cả hai bên đáp ứng các điều khoản và điều kiện đã thỏa thuận.
Việc tuân thủ hợp đồng dựa trên mạng blockchain giúp đảm bảo việc thực hiện hợp đồng đúng theo thời gian thực.
4. Blockchain developer làm gì?
Sau khi đã hiểu về blockchain và ứng dụng blockchain vào các lĩnh vực khác nhau. Giờ là lúc anh em cần biết công việc của blockchain developer cụ thể làm gì?.
À thì blockchain developer chia thành 2 ông, theo đúng tính chất của công nghệ blockchain.
- Core blockchain developer.
- Blockchain software developer.
Ông đầu tiên là core blockchain developer, ông này thì phát triển và maintain kiến trúc của cả hệ thống blockchain. Đảm bảo cho nó hoạt động đúng chuẩn ứng dụng blockchain chứ không phải công nghệ nào khác.
Ông này thường define (protocols – giao tiếp), security patterns (cách thức bảo mật cho mạng blockchain), giám sát toàn bộ mạng blockchain.
Ông thứ hai là ông blockchain developer. Ông này phát triển phần mềm dựa trên công nghệ blockchain đã có. Về cơ bản thì ông này hiểu rất rõ về blockchain. Ví dụ như khi thêm hợp đồng mới thì cần thêm vào đâu, và như thế nào để thêm vào mạng.
Ngoài ra ông blockchain developer này cũng có thể trực tiếp phát triển Frontend và Backend để hiện thực ứng dụng bằng công nghệ blockchain. Kiểu như hiểu blockchain là thế, nhưng cụ thể trong từng lĩnh vực cần làm như nào thì phải nhờ ông này.
5. Cần gì để trở thành blockchain developer?
Sau khi đã hiểu rõ những sẽ làm ở vị trí blockchain developer. Giờ là lúc nói cho anh em biết cần gì để trở thành blockchain developers.
Với anh em mới bắt đầu hoặc đi từ con số 0 thì cũng đừng quá căng thẳng. Luôn có step by step.
5.1 Hiểu về blockchain
Rõ ràng, bản thân trong cái title đã là blockchain developer thì anh em cần hiểu về blockchain. Kiểu fundamentals (các nguyên tắc cơ bản). Mình khuyến nghi anh em theo học khoá này của Coursera
Cơ bản bao gồm mạng blockchain là gì?. Hiện thực blockchain như thế nào?. Một khi hiểu và có cái nhìn đúng về blockchain anh em mới tham gia vào các dự án blockchain được.
5.2 Các kỹ năng phụ trợ
5.2.1 Lập trình
Sau khi đã hiểu rõ về blockchain, những thứ cơ bản cũng như nâng cao liên quan tới công nghệ blockchain. Giờ là lúc anh em cần rèn luyện các kĩ năng đi kèm.
Đầu tiên tất nhiên là kĩ năng lập trình. Mã hoá, chuỗi và thêm mới hay đọc dữ liệu từ mạng blockchain đều phải hiện thực thông qua code. Nên lập trình chắc chắn là phải học.
5.2.2 Mật mã (Cryptography)
Không có mật mã thì công nghệ blockchain chắc chắn không thể hoạt động được. Chính vì vậy hiểu biết về mật mã là cần thiết để trở thành blockchain developer.
Việc hiểu biết về mật mã còn giúp blockchain developer làm đúng chức năng được giao. Đảm bảo bảo mật cho hệ thống cũng như các tính năng phát triển.
Về bảo mật anh em có thể tham khảo khoá Cryptography (khoá này rất nổi tiếng).
5.2.3 Cấu trúc dữ liệu (Data structures)
Để phát triển thành công các mạng blockchain, anh em cần có kiến thức về cấu trúc dữ liệu. Đồng nghĩa với việc phải làm việc với nhiều cấu trúc dữ liệu khác nhau (ví dụ như Merkle trees).
Chính vì vậy, sau khi đã hiểu về mật mã, anh em cần bỏ thời gian tìm hiểu về cấu trúc dữ liệu.
5.2.4 Kiến trúc blockchain
Khi đã thành thạo và nắm vững kiến thức về mạng blockchain. Anh em có thể tìm hiểu sâu hơn về kiến trúc blockchain. Hiện tại kiến trúc blockchain chia thành 4 loại: private, public, consortium (tập đoàn) và hybrid.
Hiểu về kiến trúc blockchain giúp anh em lựa chọn đúng kiến trúc cho đặc thù từng loại dự án.
6. Tham khảo
- Types of Blockchain
- The Important Features Of Blockchain Technology
- Lộ trình trở thành DevOps Engineer từ A tới Z
Cảm ơn anh em đã đọc bài – Thank you for your time – Happy coding!
Tác giả: Kiên Nguyễn
Có thể bạn quan tâm:
- Web3 tất cả những điều cần biết
- Tổng hợp 5 xu hướng dẫn dắt “làn sóng” công nghệ trong năm 2023
- 10 xu hướng ứng dụng di động dự đoán sẽ thống trị năm 2023
Đừng bỏ lỡ Top việc làm IT mới nhất trên TopDev!
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- i iOS 18 có gì mới? Có nên cập nhật iOS 18 cho iPhone của bạn?
- G Gamma AI là gì? Cách tạo slide chuyên nghiệp chỉ trong vài phút
- P Power BI là gì? Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng PBI?
- K KICC HCMC x TOPDEV – Bước đệm nâng tầm sự nghiệp cho nhân tài IT Việt Nam
- T Trello là gì? Cách sử dụng Trello để quản lý công việc
- T TOP 10 SỰ KIỆN CÔNG NGHỆ THƯỜNG NIÊN KHÔNG NÊN BỎ LỠ
- T Tìm hiểu Laptop AI – So sánh Laptop AI với Laptop thường
- M MySQL vs MS SQL Server: Phân biệt hai RDBMS phổ biến nhất
- S SearchGPT là gì? Công cụ tìm kiếm mới có thể đánh bại Google?