Bí quyết kiếm $80,000 hàng tháng từ ứng dụng trên Apple Store

Tại sự kiện đình đám WWDC, Apple cho biết họ đã trả cho các developer với khoảng tiền cực khủng, lên tới 70 tỉ đô (tiền chi cho nằm ngoái chiếm khoảng 30%). Đó là mức tăng rất lớn khiến chúng tôi vô cùng ngạc nhiên bởi người dùng đâu có chi nhiều cho ứng dụng đến vậy. Bản thân tò mò muốn biết được thu nhập khủng đó đến từ đâu, tôi đã vào App Store để kiểm tra các top ứng dụng.

Bước 1: Chạy theo đồng tiền

Khi tôi vào xem các ứng dụng trong mục Productivity, một điều dễ nhận thấy là hầu hết chúng đều là sản phẩm của các ông lớn công nghệ đình đám như Dropbox, Evernote, và Microsoft. Thế nhưng đứng ở vị trí thứ 10 lại là một app với tên gọi là “Mobile protection :Clean & Security VPN”.

Bởi cái tên nghe quá củ chuối lại chữ in hoa in thường không nhất quyết cũng như ngữ pháp quá tệ, tôi thầm nghĩ hẳn là thuật toán của Apple bị lỗi rồi. Điều đáng kinh ngạc là khi dùng Sensor Tower để kiểm tra ứng dụng, tôi hoàn toàn bị shock với con số lên tới $80,000 hàng tháng. Giờ thì tôi thật sự tò mò về nó.

Khi vào xem thử developer là ai thì ứng dụng chỉ hiện ra duy nhất một dòng “Ngan Vo Thi Thuy”. Chờ đã! Vậy là VPN service này được làm bởi một cá nhân duy nhất mà không cần đến sự trợ giúp từ các ông lớn, tập đoàn công ty công nghệ ư? Cực kì nguy hiểm. Như bạn đã biết, VPN ám chỉ việc route toàn bộ lượng internet traffic của bạn thông qua một nhóm thứ ba (3rd party). Nói cách khác, trong trường hợp này, một người hoàn toàn xa lạ, với trình độ ngữ pháp cực kì tệ, cũng như không hề có hợp tác với bất cứ công ty nào, muốn co quyền truy cập vào toàn bộ internet traffic của bạn.

Một điều đáng sợ khác nằm ở thông tin về ứng dụng này:

Theo như hình trên thì “Mobile protection :Clean & Security VPN” có đầy đủ tính năng – bao gồm kể cả “dupplicate” contacts và “Quick & Full Scan Internet Security”. Nghe đúng là ảo diệu.

Càng đáng ngờ hơn là khi nhìn vào đám review đầy 5 sao.

Tôi tự hỏi cái app này đã sống được bao lâu rồi? Theo Sensor Tower thì nó nằm trong top 20 từ ngày 20 tháng 4 (tức là tới hơn 2 tháng trời)

Bước 2: Lừa đảo người dùng

Tò mò vì sao mà cái ứng dụng này lại lên top được, tôi thử donwload về, và sau đây là lúc tôi mở app lên lần đầu tiên.

Đúng rồi đấy, bạn không hề nhầm đâu. Cái ứng dụng này đòi bạn phải cho phép nó truy cập vào danh sách liên lạc để quét contact trước. Tất nhiên là tôi đâu có điên mà cho phép nên bấm vào từ chối. Ngay sau đó, ứng dụng báo động rằng điện thoại của tôi đang gặp nguy hiểm. Rồi bảo là phải dùng Quick và Full Scan để đảm bảo an toàn internet cho tôi.

Khi bấm vào “Device Analyze” thì ứng dụng hiện ra lượng memory và storage còn trống. Một tính năng đúng chuẩn vô dụng.  Còn nếu vào Quick Scan and Full Scan thì lại cho thấy “Your contact is cleaned. No dupplicated found.”

Ôi trời, không phải dupplicates mà là duplicates.

Sau khi bấm vào “Secure Internet” ngay lập tức app đưa ra lời mời gọi chơi game… bắn bong bóng. Dù tôi chả làm gì để được “thưởng” thế nên tạm thời tôi từ chối và quay về lại mục “Secure Internet”.

Tất nhiên là tôi chấp nhận dùng thử, hàng “FREE TRIAL” mà.

Touch ID? “Full Virus, Malware scanner”? Tôi chắc rằng việc một app scan tìm virus từ dữ liệu điện thoải của tôi là bất khả thi bởi những ứng dụng như sandboxed vậy.

Đã thế còn “You will pay $99.99 for a 7-day subscription”. Nói cách khác tôi sẽ phải trả tới $100 hàng tuần để cho một kẻ lừa đảo được quyền truy cập vào lượng internet traffic của mình.

Bước 3: Lãi ròng tăng theo thời gian

Giờ thì tôi đã hiểu vì sao cái app này lại kiếm được tới hơn $80,000 một tháng. Với cái mức phí $400 hàng tháng thì chỉ cần 200 người bị lừa đã đủ để nó đạt chỉ tiêu rùi. Và Apple thì sẽ thu phí 30%, tức là $288,000 chỉ từ app này.

Bạn có thể cho rằng ai mà lại đi download cái app này rồi lại sẵn tiền móc hầu bao ra nữa chứ.

Có thể là bạn và tôi điều không click vào mấy cái ad rẻ tiền vậy nhưng đừng quên rằng Google Ad vẫn cán mốc tới $700 tỉ năm nay. “Mobile protection :Clean & Security VPN”  nằm trong top 10 app nổi tiếng nhất của mục free productivity ứng dụng với hơn 50,000 lượt download chỉ trong tháng tư.

Như vậy 200 người trả tiền chỉ chiếm 0,4%, vốn rất dễ đạt được với con số hơn 50000 lượt donwload. Và bạn cũng nên tính đến việc rất nhiều người dùng mù về công nghệ, vô tình (cố tình) trả phí cho cái “free trial” này.

Dù vậy, đến 50000 lượt download thì hẳn App Search Optimization của nó phải rất tốt:

Ngay lập tức hiện ra là “Protection for iPhone — Mobile Security VPN”. Nó vốn là một app khác nhưng điều khá hay là nó lại là In-App Purchase, xếp hạng #33 cho Top Grossing trong mục Business.

Hóa ra bọn lừa đảo này lợi dụng tính năng App Store Search Ads product, bởi nó chưa có filter cũng như sàn lọc ads. Hóa ra các ứng dụng này vốn có thể gọi là ads của chính chúng, với quảng cáo chèo kéo sử dụng app này trong app khác. Ngoài ra cách đặt tên chuối mà tôi đã nhắc đến phía trên cũng để phục vụ cho mục đích tạo keyword để tăng khả năng hiển thị trong mục search.

Làm cách nào để ngăn chặn chúng: Điều bạn có thể làm

  • Hãy chỉ người thân và bạn bè (không chuyên về IT và công nghệ) cách kiểm tra và tắt subscription. Còn nếu nó quá tệ nữa thì hãy cố gắng bắt hoàn tiền lại.
  • Report mấy cái ứng dụng lừa đảo. Cứ chọn mục “Feedback and Concerns” hoặc “Report a Fraud Concern”.
  • Share bài viết này để Apple và người quen của bạn đọc được

Làm cách nào để ngăn chặn chúng: Điều Apple có thể làm

Nhiều người cho rằng Apple đã biết về chúng nhưng hẳn là họ không nghĩ là vấn đề đó đáng lo đến mức tự tay mình phải vào cuộc hoặc là họ thấy có lợi nên cũng nhắm mắt cho qua. Dù sao đi nữa, thì tôi vẫn nêu ra một số phương pháp khả thi cho hãng:

Diệt trừ bọn lừa đảo và hoàn tiền lại cho người dùng: Cái này thì quá rõ ràng rùi. Chỉ việc thuê người làm việc dò và loại mấy cái app này ra. Việc này có thể mất thời gian nhưng không hề khó bởi mấy ứng dụng lừa đảo quá trắng trợn và rõ ràng, rất dễ để nhận ra.

Cải thiện UI trên Touch ID Subscriptions: Hãy khiến cho việc ấn vào để thực hiện giao dịch kéo dài trong 5 giây. Ngoài ra, việc review cũng nên phải được kiểm tra và chỉ hiện thỉ những review hữu ích.

Thắt chặt và kiểm tra các Review của Subscriptions: Qua việc trên, ta có thể nhận ra review giả là một trong những nguyên nhân khiến những ứng dụng này nổi lên nhanh đến vậy.

Thêm tính năng hủy subscription khi xóa app: Nhiều người dùng sao khi bị lừa cho biết dù họ đã xóa app nhưng vẫn phải trả tiền hàng tháng do chưa hủy subscription. Thiết nghĩ đây cũng là một tính năng rất cần thiết mà Apple nên có.

Quá trình hủy subscription dễ dàng hơn: Việc hủy subscription yêu cầu người dùng phải trải qua tới 9 bước. Thật sự là quá nhiều và không cần thiết.

Cải thiện Search Ads: Một trong những nguyên nhân chính khiến cho những cái app lừa đảo này vẫn sống khỏe là do hệ thồng search ads của Apple vẫn còn quá trẻ, người dùng không thể phân biệt được đâu là app và đâu là Ad. Vì thế tính năng chống lừa đảo, phân tích xác định xem những ad bị nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo là rất quan trọng.

Hãy vào cuộc: Nếu apple thật sự bắt tay vào trừng trị những kẻ lừa đảo này thì tin rằng việc những ứng dụng trên sẽ biến mất rất nhanh. Tuy vậy, tôi đặt giải pháp này ở cuối là bởi vì rất ít khả năng Apple sẽ làm vậy. Đó là bởi việc làm những app này không hề tốn nhiều công sức, và việc tệ nhất chỉ là bị xóa tài khoản thứ mà còn dễ làm hơn nữa. Việc kiện tụng và phạt thì lại khá tốn kém đối với Apple bởi số lượng những kẻ lừa đảo là quá nhiều.

Lời kết

Là một developer, niềm tự hào của tôi là khi tạo ra được những ứng dụng có giá trị cho người dùng. Không những thế, các app tốt là kết quả từ design, engineering, sale cũng như hàng trăm giờ làm việc cống hiến.

Vì thế mà việc có nhiều kẻ lợi dụng lập trình để tạo ra những app lừa đảo này thật sự khiến tôi đau lòng.

Nếu bất cứ ai tại Apple đọc được những dòng này, xin hãy làm điều gì đó để ngăn chặn chúng lại

Nguồn: Techtalk via Medium