Axie Infinity là gì? Công nghệ game kết hợp blockchain và NFT
Những năm trở lại đây, với sự phát triển của công nghệ Blockchain thì nhiều khái niệm mới được sinh ra; trong đó NFT đang trở thành một cơn sốt trong cộng đồng công nghệ, một giải pháp giải quyết các vấn đề về quyền và sở hữu tài sản số. Game NFT cũng dần trở nên phổ biến hơn với đa số người chơi với việc vừa chơi game, vừa có thể sở hữu và trao đổi mua bán tài sản trong game một cách dễ dàng. Một đại diện tiêu biểu do chính nhà sáng tạo đến từ Việt Nam, đạt được những thành tựu nhất định trên thị trường Game NFT thế giới là Axie Infinity của tác giả Nguyễn Thành Trung. Bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về tựa game này và giải thích lí do tại sao nó lại hot đến thế nhé.
Game NFT là gì?
NFT viết tắt của Non-Fungible Token (token không thể thay thế) là một đơn vị dữ liệu được lưu trữ trên blockchain. Khác với các loại token khác thì NFT là một token dạng mật mã, không thể hoán đổi cho nhau; nhờ thế là nó được dùng để đại diện cho một mặt hàng kỹ thuật số độc nhất.
Nhờ đặc tính này mà NFT được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực mà sản phẩm ở dạng kỹ thuật số như các tác phẩm nghệ thuật, âm thanh, video, hay các vật phẩm trong các tựa game; chúng được xem như chứng chỉ xác thực quyền sở hữu của tác giả với những sản phẩm đó.
Game NFT là các game được xây dựng và phát triển trên nền tảng Blockchain; mỗi game sẽ có một nền kinh tế và mà token riêng. Người chơi tham gia có thể giành được quà tặng hay vật phẩm có giá trị dưới dạng NFT. Điều khác biệt so với các game truyền thống khác là với game NFT, các vật phẩm không chỉ ở lại trong tài khoản game (chỉ có giá trị trong game đó), mà người chơi có thể trao đổi các vật phẩm này một cách thoải mái bằng cách gửi tặng, bán, quy đổi thành tiền thật thông qua các sàn giao dịch NFT. Nhờ đặc điểm trên mà nhiều người chơi game NFT có thể vừa chơi và vừa kiếm tiền (kinh doanh) trên các nền tảng game này; điều đó khiến cho game NFT trở thành một cơn sốt trong cộng đồng thời gian vừa qua.
Axie Infinity
Nhắc đến game NFT thì Axie Infinity là một niềm tự hào của ngành game Việt Nam trong thời gian vừa qua với nhiều chiến tích mà tựa game này mang lại trên tầm thế giới. Ra đời vào nằm 2018 nhưng phải đến tận 2021 thì Axie Infinity mới thực sự bùng nổ và được nhiều người biết đến và cũng có thể xem như là tựa game mang đến cho cộng đồng người chơi game ở Việt Nam khái niệm về game NFT.
Axie Infinity hoạt động trên nền tảng Ethereum và sử dụng 2 loại tiền điện tử mang tên AXS (Axie Infinity Shards) và SLP (Smooth Love Potion) để giao dịch. Tựa game được sáng lập bởi Nguyễn Thành Trung – đồng sáng lập và CEO của Sky Mavis; Axie Infinity là một trong số những trò chơi ứng dụng công nghệ blockchain đầu tiên trên thế giới. Ở thời điểm hoàng kim của mình thì tựa game này từng được định giá lên tới 3 tỷ USD, vốn hóa thị trường lên tới hơn 10 tỷ USD với tổng giá trị giao dịch xấp xỉ 2 triệu USD/ ngày. Đồng tiền mã hóa AXS cũng đã có thời điểm có thể được giao dịch với mức giá 164 USD và người chơi có thể kiếm được số tiền khoảng 30 triệu đồng mỗi tháng.
Việc làm lập trình Game hấp dẫn trên TopDev
Nội dung game và cách kiếm tiền
Axie Infinity được lấy cảm hứng và có cách chơi tương tự với game Pokemon, người chơi có nhiệm vụ tạo ra các thú cưng cho riêng mình thông qua việc thu thập, lai tạo, nuôi dưỡng và chiến đấu với các Axie (tên gọi của các thú cưng trong game). Phần thưởng khi chiến thắng các trận chiến hay đạt các thành tích trong game là các SLP, từ đó người chơi có thể sử dụng vật phẩm này cho việc mua bán, trao đổi trên thị trường Axie Infinity NFT.
Lối chơi (gameplay) của Axie Infinity khá đơn giản và quen thuộc, đồ họa trong game cũng như các vật phẩm cũng không được đánh giá quá cao; tuy vậy nó được xem như một cuộc cách mạng trong ngành game khi kết hợp với thị trường tiền mã hóa tạo ra một hình thức chơi game “play-to-earn” (chơi để kiếm tiền). Giá trị kinh tế mang lại cho những người chơi là rất lớn, trở thành một hiện tượng không chỉ ở Việt Nam mà còn được xem là kỳ lân game mã hóa NFT trên toàn thế giới.
Khủng hoảng của Axie Infinity và vấn đề của Game NFT
Ngày 23/2/2022 có thể xem là thời điểm định mệnh của Axie Infinity khi nó đánh dấu sự khủng hoảng của tựa game này. Hacker đã thực hiện vụ hack được xem là lớn nhất trong lịch sử của các hệ thống tài chính phi tập trung khi tấn công vào Axie Infinity và cướp đi số tiền ảo có giá trị tương đương 615 triệu USD. Lỗ hổng bảo mật xuất phát từ chính tựa game khi nhà phát hành đã bỏ qua một số biện pháp bảo mật nhằm đáp ứng sự gia tăng mạnh về số lượng người chơi.
Sau sự cố, công ty Sky Mavis bị thiệt hại nặng nề cùng với hàng loạt nhà đầu tư cùng người chơi chứng kiến sự giảm giá sâu của đồng AXS. Vốn hóa thị trường của AXS giảm chỉ còn hơn 1 tỷ USD bằng 10% so với thời kỳ hoàng kim chỉ cách đó nửa năm. Quan trọng hơn là niềm tin của người chơi và các nhà đầu tư vào tựa game Axie Infinity bị suy giảm, đánh mất nghiêm trọng. Gần đây, với những động thái được cho là mong muốn khôi phục lại tựa game, cha đẻ Nguyễn Thành Trung đã thông tin về phiên bản không kiếm tiền của tựa game này, mặc dù vậy thì theo đánh giá, khả năng phục hồi của Axie Infinity là cực kỳ khó xảy ra nếu không muốn nói là không thể.
Sự thành công nhanh chóng nhưng cũng xuống dốc không phanh chỉ sau hơn nửa năm cho thấy thị trường Game NFT nói chung vẫn đang trong giai đoạn chưa ổn định, còn sơ khai. Trên thị trường hiện nay cũng có nhiều tựa game với cơ chế kiếm tiền tương tự và linh hoạt hơn Axie Infinity; mặc dù vậy cơn sốt của thể loại game này cũng đang dần hạ nhiệt hơn theo thời gian. Trong thời gian tới, các nhà phát hành game NFT sẽ cần đầu tư nhiều hơn để có thể tiếp tục giữ được độ hot của ngành này.
Kết bài
Mặc dù có tuổi đời không dài và cái kết khá ảm đạm nhưng không thể phủ nhận Axie Infinity vẫn là một niềm tự hào của ngành Game Việt Nam trên toàn thế giới. Hy vọng trong tương lai chúng ta sẽ có nhiều nhà phát triển game vươn mình được ra quốc tế mà không đi vào vết xe đổ của Axie Infinity. Cảm ơn các bạn đã đọc bài và hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo của mình.
Tác giả: Phạm Minh Khoa
Xem thêm:
- Bật mí top câu hỏi phỏng vấn Game Artist thường gặp nhất
- Game Designer là gì? Mô tả công việc của nhà Thiết kế Game
- Tiềm năng ứng dụng thực tế của blockchain & Web3
Đừng bỏ lỡ việc làm IT mọi cấp độ tại TopDev
- G Giải Quyết Bài Toán Kinh Doanh Bằng Big Data và AI
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- F Framework nào tốt nhất cho dự án của bạn? – Checklist chi tiết
- K Kinh nghiệm xử lý responsive table hiệu quả
- S Stackoverflow là gì? Bí kíp tận dụng Stack Overflow hiệu quả
- 7 7 kinh nghiệm hữu ích khi làm việc với GIT trong dự án
- B Bài tập Python từ cơ bản đến nâng cao (có lời giải)
- B Bảo mật API là gì? Một số nguyên tắc và kỹ thuật cần biết
- H Hướng dẫn cài đặt và tự học lập trình Python cơ bản từ A-Z
- C Chinh Phục Phân Tích Dữ Liệu Với Pandas Trong Python: Hướng Dẫn Từng Bước