Những áp lực lớn mà lập trình viên phải trải qua
Bất kỳ ngành nghề nào, đặc biệt là nghề lập trình viên luôn có áp lực riêng mà ít ai hiểu được. Nếu bạn có nhiều trăn trở. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về những áp lực mà lập trình viên sẽ gặp phải khi theo ngành.
Áp lực từ sếp
Sếp là người đánh giá kết quả công việc và đồng thời cũng là người giao việc cho mình, do vậy áp lực từ sếp là rất lớn. Nếu may mắn gặp được những người sếp tốt, biết được trình độ mình đến đâu, thích làm việc gì, mình có điểm mạnh điểm yếu nào thì công việc của bạn sẽ rất nhẹ nhàng. Tuy nhiên, nếu các bạn gặp phải những người sếp khắt khe thì công việc sẽ rất mệt mỏi, có khi họ sẽ giao cho bạn công việc bạn không biết làm gì cả và bắt bạn tự học hoặc giao cho bạn một công việc bạn cực kì ghét.
Trong những trường hợp như vậy, các bạn không thể nào lơ sếp hoặc không nghe sếp được vì họ là sếp của mình, họ là người sẽ trả lương cho mình và đánh giá chất lượng công việc của mình. Vì vậy, trong trường hợp các bạn bị áp lực từ sếp thì nghỉ việc là cách đơn giản nhất, hoặc là trao đổi trực tiếp với họ hoặc trao đổi với những người sếp ở vị trí cao hơn để tìm ra cách giải quyết áp lực của mình.
Áp lực từ đồng nghiệp
Trong nghề lập trình, có 2 dạng áp lực từ đồng nghiệp:
Dạng 1: Đồng nghiệp quá giỏi
Dạng này thường thấy ở các bạn nhân viên mới đi làm, trong quá trình làm các bạn nhận thấy đồng nghiệp trong công ty làm việc ‘quá nhanh, quá nguy hiểm’, họ rất giỏi và làm việc năng suất cao, họ biết nhiều thứ trong khi bạn không biết gì. Chính những lý do đó vô hình chung tạo thành áp lực cho bạn trong lúc làm việc.
Thực ra bạn không cần lo lắng quá nhiều vì dạng áp lực này, có thể không phải họ giỏi hơn bạn, chẳng qua họ đã có kinh nghiệm làm việc lâu hơn, họ nắm vững được công nghệ của dự án họ đang theo, nắm rõ những vấn đề trong dự án như thế nào. Có thể nói, họ giỏi là vì họ làm nhiều quen tay, lời khuyên tốt nhất ở đây chính là đừng bao giờ đem bản thân mình ra so sánh với người khác. Nếu bạn muốn trở nên giỏi như họ, bạn chỉ cần làm lâu như họ, nhận nhiều dự án làm giống họ, giao tiếp với họ…thì áp lực sẽ giảm đi nhiều lắm đấy!
Dạng 2: Xảy ra xung đột với đồng nghiệp
Mâu thuẫn trong chỗ làm là điều không thể tránh khỏi khi đi làm, đặc biệt, đối với những lập trình viên thì sự mâu thuẫn này càng gây gắt hơn. Nguyên nhân là do hầu hết những người theo ngành lập trình đều là con trai, do vậy khi các phương án giải quyết được đưa ra, họ luôn nghĩ mình là người đúng, ở họ có sự tự tin ngất trời và cái tôi cao. Do vậy khi làm việc chung với nhau rất dễ xảy ra mâu thuẫn dẫn đến cãi nhau, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến xung đột tay chân…
Lập trình viên mà cãi nhau thì không ai nhường ai cả, ai cũng nhận là mình đúng, do vậy chuyện xảy ra xung đột là không thể tránh khỏi. Đôi khi nguyên nhân dẫn đến xung đột chỉ là một vấn đề nhỏ nhưng cứ để trong lòng tích tụ theo từng ngày thì sự bất mãn sẽ trở nên to lớn dẫn đến việc mâu thuẫn không đáng có và cạch mặt nhau. Trong trường hợp các bạn làm chung với những đồng nghiệp ‘hổ báo’, giỏi mà không khiêm tốn hoặc là dở mà không biết khiêm tốn thì chắc hẳn các bạn sẽ gặp áp lực rất nhiều khi làm việc với những người như thế.
Lời khuyên trong trường hợp này là nghỉ việc hoặc đổi team, nhưng trong trường hợp bạn không muốn dễ dàng bỏ cuộc và xin nghỉ như vậy được thì cách tốt nhất vẫn là nhờ sếp vào cuộc hoặc là có 1 buổi nói chuyện ‘thân mật’ với nhau trên bàn nhậu. Emily và Bigdaddy có Hit ‘mượn rượu tỏ tình’ thì bạn cũng tranh thủ mượn rượu giãn hòa với đồng nghiệp đi nhé! Chỉ cần anh em rủ nhau đi nhậu, có gì ức chế thì mượn bia rượu nói hết ra là giải quyết xong ngay. Thực ra dân Dev có ưu điểm là không thù dai, nếu đã có người mở lời thì mâu thuẫn sẽ biến mất ngay thôi.
Áp lực để theo kịp công nghệ
Loại áp lực thứ 3 mà nhiều bạn sẽ gặp phải đó là áp lực để theo kịp công nghệ, theo kịp ngành. Đối với ngành lập trình này thì kiến thức và công nghệ thay đổi liên tục, do vậy những ai không cập nhật công nghệ mới rất dễ bị đào thải khỏi ngành. Trước đây, Library rất hot nhưng giờ đây cũng ngày càng ít người dùng, họ chuyển qua các thư viện, các Framework khác hiện đại, tiện dụng hơn.
Chắc hẳn những việc này sẽ tạo thành áp lực cho các lập trình viên vì nếu không tự nâng cấp bản thân, cập nhật thông tin công nghệ thì kiến thức sẽ bị mai một. Cơ hội thăng tiến, cơ hội apply vào một công ty khác cũng theo đó mà biến mất là đều chắc chắn.Lời khuyên ở đây chỉ có 1, đó là tự thân vận động, nỗ lực tìm tòi học hỏi thêm nhiều kiến thức khi có nền công nghệ mới nào ra đời bằng cách lên các trang web công nghệ để đọc thêm thông tin sau đó thực hành, áp dụng thử 1 vài công nghệ mới trong một dự án nho nhỏ tự phát 1 mình hoặc cùng hội bạn lập trình.
Bạn cũng có thể tự trang bị cho mình thêm những thứ nền tảng cơ bản khác…Chỉ có như vậy bạn mới không còn cảm thấy việc theo kịp công nghệ là gánh nặng, áp lực mà nó sẽ trở thành 1 thú vui và chỉ khi các bạn đã học vững kiến thức, vững nền tảng thì các bạn không còn sợ công nghệ mới nữa.
Áp lực từ dự án và công việc của lập trình viên
Áp lực cuối cùng đó là áp lực từ dự án và công việc mà mình gặp, đây là áp lực 100% lập trình viên nào cũng sẽ gặp phải. Khi các bạn tham gia vào một dự án mới, đôi khi các bạn sẽ gặp những vấn đề kiểu như ‘công nghệ này xa lạ quá mình không biết gì cả’, ‘dự án này phức tạp quá mình không làm được gì cả’ và đôi khi áp lực sẽ đến từ vấn đề deadline.
Những việc này tạo thành áp lực rất lớn vì khi deadline thì sếp sẽ là người hối thúc, bắt các bạn tăng ca làm việc đến 9-10h, thức đêm thức hôm và loại áp lực này sẽ không bao giờ giải quyết được trừ khi bạn hoàn thành được dự án. Do vậy, đối với trường hợp gặp áp lực như thế này thì chỉ còn cách ‘sống chung với lũ” thôi.
Tóm lại trong nghề lập trình viên này, áp lực loại nào rồi bạn cũng sẽ gặp, nhưng bạn cứ yên tâm rằng mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi. Sau một thời gian dài làm việc bạn cũng sẽ có thêm kinh nghiệm và sẽ trở nên quen thuộc với các loại áp lực này, lúc đó bạn sẽ không còn sợ hãi nữa. Điều quan trọng nhất là bạn phải giữ gìn sức khỏe, đừng cảm thấy áp lực, bị stress rồi bỏ bê sức khỏe của mình nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- 15 đặc điểm của một lập trình viên giỏi
- Thuật toán là gì? Lập trình viên có cần biết thuật toán không?
- Bỏ túi những kinh nghiệm đi thực tập hay dành cho lập trình viên!
TopDev tổng hợp
Xem ngay những tin đăng tuyển dụng IT mới nhất trên TopDev
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- F Framework nào tốt nhất cho dự án của bạn? – Checklist chi tiết
- K Kinh nghiệm xử lý responsive table hiệu quả
- S Stackoverflow là gì? Bí kíp tận dụng Stack Overflow hiệu quả
- 7 7 kinh nghiệm hữu ích khi làm việc với GIT trong dự án
- B Bài tập Python từ cơ bản đến nâng cao (có lời giải)
- B Bảo mật API là gì? Một số nguyên tắc và kỹ thuật cần biết
- H Hướng dẫn cài đặt và tự học lập trình Python cơ bản từ A-Z
- C Chinh Phục Phân Tích Dữ Liệu Với Pandas Trong Python: Hướng Dẫn Từng Bước
- D Display CSS là gì? Cách khai báo và sử dụng thuộc tính display trong CSS