Android Jetpack là gì? Tại sao nên dùng Android Jetpack?
Bài viết được sự cho phép của tác giả Sơn Dương
Bạn đã nghe rất nhiều người nói Android Jetpack, nhưng thực sự Android Jetpack là gì? Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Android Jetpack nhé.
#Android Jetpack là gì?
Android Jetpack là một tập hợp các components, tools giúp bạn nhanh chóng tạo ra các ứng dụng Android tuyệt vời. Các components này kết hợp giữa Support Library và Architecture Components.
Có thể phân loại Android Jetpack thành 4 thành phần chính:
- Foumdation components (Ví dụ: ktx, appcompat, multidex, test)
- Architecture components (Ví dụ: Data Binding, Lifecycles, ViewModel, Livedata, Room, Paging, Navigation, WorkManager)
- Behavior components (Ví dụ: Download manager, Media, Notifications, Permissions, Sharing, Slices)
- UI components (Ví dụ: Animations, Auto, Emoji, Fragment, Layout, Palette, TV, Wear OS )
#Ưu điểm của Android Jetpack
1. Tính “mở”
Để hiểu kỹ hơn và trả lời câu hỏi Android Jetpack là gì? thì hãy xem xét: Các Android Jetpack components được cung cấp dưới dạng các thư viện “mở”, không phải là một phần của nền tảng Android cơ bản. Điều này có nghĩa là bạn có thể dễ dàng áp dụng từng component.
Mỗi khi Android Jetpack có thêm một tính năng mới, bạn có thể dễ dàng thêm nó vào trong ứng dụng của mình, triển khai ứng dụng trên Play Store và cung cấp cho người dùng tất cả các tính năng mới chỉ trong một ngày. Các thư viện mở sẽ được chuyển vào
androidx.*
namespace mới.
2. Tính tương thích ngược
Ngoài ra, ứng dụng của bạn có thể chạy mượt mà trên nhiều phiên bản của Android mà không lo lắng về tính tương thích. Tại sao ư?
Vì đơn giản là Android Jetpack được xây dựng dựa trên Support Library. Mà các thư viện này được các nhà phát triển Android tạo ra để cung cấp các chức năng độc lập với các phiên Android, và có tính tương thích ngược rất tốt.
Ví dụ như: Ứng dụng của bạn sử dụng Fragment mà lại muốn hỗ trợ Android 3.0 trở xuống? Chính là lúc bạn nghĩ tới Support Library đấy.
Tìm việc làm Android lương cao trên TopDev!
3. Dễ dàng testing
Hơn nữa, Android Jetpack còn có thiết kế rất tốt cho việc testing. Nó tách biệt giữa phần chức năng và phần test. Điều này giúp bạn dễ dàng kiểm tra, nâng cao chất lượng ứng dụng.
4. Các component độc lập với nhau
Mặc dù các components của Android Jetpack được xây dựng để hoạt động cùng nhau. Ví dụ: lifecycle awareness và live data.
Tuy nhiên, bạn không phải bắt buộc phải sử dụng tất cả chúng. Bạn có thể tích hợp từng phần của Android Jetpack để giải quyết một vấn đề của bạn. Điều này giúp cho ứng dụng trở nên nhẹ nhàng.
#Android Jetpack có gì mới
- 1 15 GitHub Repositories giúp lập trình viên phát triển kỹ năng
- N Non-Functional Requirements là gì và nó quan trọng như thế nào?
- S Sharding trong Citus Data không hề đơn giản như bạn nghĩ
- B BPMN là gì và sự lợi hại của nó
- M Mới ra trường không kinh nghiệm, sao làm BA?
- C Chuyển đổi SA key sang Workload Identity
- U Use Case Diagram và 5 sai lầm thường gặp
- K Kinh nghiệm xử lý câu lệnh điều kiện trong JavaScript
- D Dart là gì? Ứng dụng của ngôn ngữ lập trình Dart
- C Chuẩn Hóa CV, Nhận Ngay Phím Chất