6 câu lệnh linux hay dùng trong phân tích log
Bài viết được sự cho phép của tác giả Ngo Thang
Hôm nay mình chia sẻ cho mọi người 1 số câu lệnh linux mình hay dùng trong phân tích log trên server.
1. Các usecase hay dùng
- Muốn điều tra nguyên nhân khi số lượng access đến server tăng dột biến
- Đã phát hiện trên server có lỗ hổng và muốn điều tra xem đã có ai xâm nhập vào hay chưa
2. Các câu lệnh linux hay dùng
Command line | Giải thích |
---|---|
grep | Tìm các dòng chứa chuỗi được chỉ định |
awk | Phân tách cột và tìm kiếm hàng có điều kiện |
sort | Sắp xếp dòng |
uniq | Loại bỏ các hàng trùng lặp và đếm |
wc | Đếm số ký tự, số dòng |
sed | Thay thế điều kiện quy định |
3. Đối tượng phân tích
# access_log
203.0.113.1 - - [03/May/2020:12:00:00 +0900] "GET /index.html HTTP/1.1" 200 1000 "http://example.com/" "Mozilla/5.0 (Windows NT 10.0; Win64; x64)"
203.0.113.1 - - [03/May/2020:12:10:00 +0900] "GET /index.html HTTP/1.1" 200 1000 "http://example.com/" "Mozilla/5.0 (Windows NT 10.0; Win64; x64)"
203.0.113.2 - - [03/May/2020:12:20:00 +0900] "GET /index.html HTTP/1.1" 200 1000 "http://example.com/" "Mozilla/5.0 (Windows NT 6.3; Win64; x64)"
203.0.113.2 - - [03/May/2020:12:30:00 +0900] "GET /index.html HTTP/1.1" 200 1000 "http://example.com/" "Mozilla/5.0 (Windows NT 6.3; Win64; x64)"
203.0.113.2 - - [03/May/2020:12:40:00 +0900] "GET /index.html HTTP/1.1" 200 1000 "http://example.com/" "Mozilla/5.0 (Windows NT 6.3; Win64; x64)"
198.51.100.3 - - [03/May/2020:12:50:00 +0900] "GET /index.cgi?page=<Script>alert('Evil')</Script> HTTP/1.1" 200 3000 "-" "Evil User Agent"
198.51.100.3 - - [03/May/2020:13:00:00 +0900] "GET /../../../../../etc/shadow HTTP/1.1" 200 3000 "-" "Evil User Agent"
Trong đó:
- 203.0.113.0/24 là địa chỉ ip đúng từ người dùng
- 198.51.100.0/24 là địa chỉ ip từ nguồn đáng ngờ
4. Áp dụng
4.1. Tìm kiếm đặc biệt (grep)
・Điều tra cuộc tấn công vào thư mục
$ grep -n "\.\." access_log
7:198.51.100.3 - - [03/May/2020:13:00:00 +0900] "GET /../../../../../etc/shadow HTTP/1.1" 200 3000 "-" "Evil User Agent"
・Điều tra chèn script đáng ngờ
$ grep -i "<script>" --color access_log
198.51.100.3 - - [03/May/2020:12:50:00 +0900] "GET /index.cgi?page=<Script>alert('Evil')</Script> HTTP/1.1" 200 3000 "-" "Evil User Agent"
・Điều tra chèn thẻ tag html đáng ngờ
$ grep -E "<[^>]+>[^<]+<[^>]+>" -o access_log
<Script>alert('Evil')</Script>
Giải thích về option trong grep:
option | Giải thích |
---|---|
-n | Hiển thị số dòng của dòng match |
-i | Không phân biệt chữ hoa và chữ thường |
—color | Hiển thị màu đối với từ đã match |
-o | Hiển thị phần đã match |
-E | Sử dụng biểu thức regex |
4.2. Loại bỏ log không cần thiết
・Loại bỏ log từ nguồn chuẩn
$ grep -v "203.0.113." access_log
198.51.100.3 - - [03/May/2020:12:50:00 +0900] "GET /index.cgi?page=<Script>alert('Evil')</Script> HTTP/1.1" 200 3000 "-" "Evil User Agent"
198.51.100.3 - - [03/May/2020:13:00:00 +0900] "GET /../../../../../etc/shadow HTTP/1.1" 200 3000 "-" "Evil User Agent"
Giải thích về option trong grep:
option | Giải thích |
---|---|
-v | Không hiển thị dòng match |
4.3. Trích xuất phần tử(awk)
・Trích xuất ra địa chỉ ip client
$ awk '{print $1}' access_log
203.0.113.1
203.0.113.1
203.0.113.2
203.0.113.2
203.0.113.2
198.51.100.3
198.51.100.3
・Trích xuất ra User Agent của client
$ awk -F[\"] '{print $6}' access_log
Mozilla/5.0 (Windows NT 10.0; Win64; x64)
Mozilla/5.0 (Windows NT 10.0; Win64; x64)
Mozilla/5.0 (Windows NT 6.3; Win64; x64)
Mozilla/5.0 (Windows NT 6.3; Win64; x64)
Mozilla/5.0 (Windows NT 6.3; Win64; x64)
Evil User Agent
Evil User Agent
Giải thích về option trong awk:
option | Giải thích |
---|---|
{print $1} | Hiển thị ra cột đầu tiên được phân tách bằng dấu phân cách |
-F | Chỉ định dấu phân cách (mặc định là khoảng trắng) |
4.4. Thống kê và sắp xếp (sort/uniq/wc)
・Hiển thị ra số lượng của mỗi địa chỉ ip client
$ awk '{print $1}' access_log | sort | uniq -c | sort -rn
3 203.0.113.2
2 203.0.113.1
2 198.51.100.3
・Tổng số lượng của địa chỉ duy nhất ip client
$ awk '{print $1}' access_log | sort | uniq | wc -l
3
Giải thích:
command line, option | Giải thích |
---|---|
uniq -c | Hiển thị số trùng lặp (yêu cầu sắp xếp để so sánh trước và sau) |
sort -n | Sắp xếp các trường số theo giá trị số học |
sort -r | Sắp xếp theo thứ tự giảm dần (mặc định là thứ tự tăng dần) |
wc -l | Hiển thị ra số dòng |
4.5. Thay thế (sed)
・Ẩn danh địa chỉ IP nguồn để truy cập bình thường
$ sed "s/203\.0\.113\.[0-9]\{1\,3\}/xxx.xxx.xxx.xxx/g" access_log
xxx.xxx.xxx.xxx - - [03/May/2020:12:00:00 +0900] "GET /index.html HTTP/1.1" 200 1000 "http://example.com/" "Mozilla/5.0 (Windows NT 10.0; Win64; x64)"
xxx.xxx.xxx.xxx - - [03/May/2020:12:10:00 +0900] "GET /index.html HTTP/1.1" 200 1000 "http://example.com/" "Mozilla/5.0 (Windows NT 10.0; Win64; x64)"
xxx.xxx.xxx.xxx - - [03/May/2020:12:20:00 +0900] "GET /index.html HTTP/1.1" 200 1000 "http://example.com/" "Mozilla/5.0 (Windows NT 6.3; Win64; x64)"
xxx.xxx.xxx.xxx - - [03/May/2020:12:30:00 +0900] "GET /index.html HTTP/1.1" 200 1000 "http://example.com/" "Mozilla/5.0 (Windows NT 6.3; Win64; x64)"
xxx.xxx.xxx.xxx - - [03/May/2020:12:40:00 +0900] "GET /index.html HTTP/1.1" 200 1000 "http://example.com/" "Mozilla/5.0 (Windows NT 6.3; Win64; x64)"
198.51.100.3 - - [03/May/2020:12:50:00 +0900] "GET /index.cgi?page=<Script>alert('Evil')</Script> HTTP/1.1" 200 3000 "-" "Evil User Agent"
198.51.100.3 - - [03/May/2020:13:00:00 +0900] "GET /../../../../../etc/shadow HTTP/1.1" 200 3000 "-" "Evil User Agent"
Giải thích:
option | Giải thích |
---|---|
s/string A/string B/g | Thay chuỗi A bằng chuỗi B. Thay thế tất cả bằng cách thêm g. |
Kết luận
Nếu sử dụng 6 câu lệnh mình bảo bên trên thì chúng ta có thể phân tích log 1 cách dễ dàng.
Hơn nữa, thông thường hay sử dụng kí tự pipe line | để phân tích log 1 cách hiệu quả hơn.
Ví dụ:
$ grep -v "203.0.113." access_log | awk '{print $1}' | sort | uniq -c | sort -rn
2 198.51.100.3
==============
Bài viết gốc được đăng tải tại nghethuatcoding.com
Có thể bạn quan tâm:
- Biến Git và GitHub trở thành công cụ đắc lực cho Software Engineer
- Phân tích con người – Chiến lược quan trọng trong ngành Nhân sự năm 2020
- Cách viết “Hello World” với 28 Ngôn ngữ Lập trình
Xem thêm các việc làm Developer hấp dẫn tại TopDev
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- i iOS 18 có gì mới? Có nên cập nhật iOS 18 cho iPhone của bạn?
- G Gamma AI là gì? Cách tạo slide chuyên nghiệp chỉ trong vài phút
- P Power BI là gì? Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng PBI?
- K KICC HCMC x TOPDEV – Bước đệm nâng tầm sự nghiệp cho nhân tài IT Việt Nam
- T Trello là gì? Cách sử dụng Trello để quản lý công việc
- T TOP 10 SỰ KIỆN CÔNG NGHỆ THƯỜNG NIÊN KHÔNG NÊN BỎ LỠ
- T Tìm hiểu Laptop AI – So sánh Laptop AI với Laptop thường
- M MySQL vs MS SQL Server: Phân biệt hai RDBMS phổ biến nhất
- S SearchGPT là gì? Công cụ tìm kiếm mới có thể đánh bại Google?