5 tips giúp lập trình viên TẬP TRUNG hơn khi NGỒI CODE
Bài viết được sự cho phép của tác giả Kiên Nguyễn
Chào anh em, thực ra dù anh em làm gì, trong lĩnh vực nào đi chăng nữa thì việc “tập trung” gần như là một trong những điều kiện tiên quyết để anh em nâng cao hiệu suất làm việc.
Với anh em làm lập trình thì sự tập trung lại càng cần thiết hơn nữa, vì bản chất của công việc này sẽ đòi hỏi phải sử dụng trí não rất nhiều.
Vậy một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tập trung ngồi code được đây? Vâng, và trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với anh em làm lập trình một vài tips mà mình đã áp dụng và mình thấy nó khá là hữu ích và hiệu quả đối với cá nhân mình.
Anh em có thể tham khảo, nếu thấy phù hợp thì có thể áp dụng cho mình đã nâng cao năng suất làm việc lên nhé. Điều này không những tốt cho cả công việc của công ty, mà còn tốt cho cả anh em nữa
#1. Dừng việc nghe nhạc trên Youtube
Nhiều anh em làm lập trình khi ngồi code thường có thói quen nghe nhạc và mình cũng là một trong số đó.
Việc nghe nhạc nào thì tùy vào sở thích của mỗi người, nhưng mình tin chắc rất nhiều anh em thường nghe nhạc trên Youtube là chủ yếu.
Tại sao anh em lại thích nghe nhạc trên Youtube? Câu trả lời đơn giản là trên Youtube nhạc nào mà chả có. Từ nhạc trẻ, nhạc vàng, nhạc đỏ… cho đến rap đều có hết, mà nó lại còn miễn phí nữa. Cứ cắm tai nghe vào là nghe thôi ^^!
Mình không thể phủ định được việc nghe nhạc trên Youtube thực sự rất tiện và hay nữa. Nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó.
Bản chất Youtube là nền tảng chia sẻ video, vì vậy có những lúc đang nghe thì tự nhiên thấy bài nhạc bạn nghe bị dừng hoặc bị chèn quảng cáo rất khó chịu.
Ok, bạn có thể cài adblock nhưng cứ mỗi lần lướt ra Youtube để nghe nhạc mình cá là nhiều anh em sẽ “lang thang” thêm vài một video nữa rồi mới sực nhớ ra: “Ơ, đang giờ làm việc mà!”
Vì vậy nếu có điều kiện anh em có thể chọn nghe nhạc theo cách khác, ví dụ như nghe trên spotify hoặc các app nghe nhạc để tránh việc sao nhãng nhé.
Hoặc anh em cũng có thể tải một vài bài nhạc không lời mà anh em yêu thích về máy tính và sau đó bật để nghe khi code. Rất tuyệt vời đấy
#2. Hãy nhớ, 50 phút giải lao một lần !
Đừng quá để ý đến con số 50 phút nha các bạn !
Thực ra, khả năng tập trung của mỗi người là khác nhau, có người ngồi cả ngày được , nhưng có người chỉ ngồi được 20-30 phút là đã cảm thấy khá oải rồi.
Khi làm lập trình, không chỉ bộ não phải hoạt động, mà bạn phải nhìn màn hình liên tục. Điều này nhiều khi khiến bạn mỏi mắt chứ chưa muốn nói là hoa mắt nữa.
Chính vì như vậy mà các bạn nên đưa ra một khoảng thời gian mà các bạn thấy phù hợp để tập trung làm việc trong khoảng thời gian đó. Sau đó nghỉ ngơi một chút rồi lại làm tiếp.
Đừng cố làm việc khi cảm thấy đầu óc đang bị căng thẳng, bởi thời gian đó bạn cũng không làm việc gì nên hồn được đâu. Hãy nghỉ ngơi 1 lát để lấy lại “phong độ” nhé !
Để đưa ra được một con số thích hợp (ví dụ 30′, 40’, 50’ hay là 1 tiếng đồng hồ) thì các bạn phải tự thử nghiệm xem sao.
Tức là bạn hãy thử nghiệm xem bạn có thể TẬP TRUNG LÀM VIỆC được tối đa trong vòng bao lâu, rồi lấy đó làm “con số tập trung” của bạn. Cái này tùy vào khả năng và cơ địa của mỗi người nên mình không thể fix cứng được nha các bạn !
#3. Úp điện thoại, hoặc không để điện thoại gần người
Nếu anh em để điện thoại cạnh người rồi còn bật Wi-Fi nữa thì thôi rồi, tập xác định ! Thông báo cứ ting ting liên tục thì làm sao mà tập trung nổi.
Tất nhiên là không đến mức phải tắt máy hay tắt nguồn, vì nhiều khi có những cuộc gọi quan trọng nên nếu anh em tắt nguồn thì sẽ lỡ mất.
Với mình thì mình thường tắt Wi-Fi đi, lật úp điện thoại xuống bàn và để ở bên trái hoặc phía sau Laptop của mình. Bạn cũng có thể kích hoạt chế độ KHÔNG LÀM PHIỀN trên điện thoại để làm việc hiệu quả hơn.
Làm như vậy sẽ hạn chế việc mình để ý chiếc điện thoại trong khi nếu có cuộc gọi thì mình vẫn không bị lỡ mất.
Mình biết có nhiều anh em kiểu cứ 10-15 phút lại phải cầm điện thoại lên lướt lướt mới chịu được. Nó thành thói quen rồi nên để khắc phục được thì chẳng còn cách nào khác là rèn luyện thôi.
#4. Tạo danh sách công việc phải làm hàng ngày
Mình nghĩ đây là việc quan trọng nhất nếu anh em muốn tập trung thực sự, vì đơn giản chỉ khi lên kế hoạch rồi thì anh em mới định hình được mình phải làm gì, làm khi nào và làm trong bao lâu.
Thực tế khi đi làm thì anh em sẽ được phân làm theo Task, tức là các đầu việc gần như đã rõ ràng rồi. Việc của anh em chỉ là ngồi lại xem cái nào làm trước, cái nào làm sao và làm trong bao lâu mà thôi.
Ngoài ra anh em nào còn có kế hoạch khác (chẳng hạn như ngồi học công nghệ mới, viết tài liệu, họp với sếp…) thì anh em cũng phải sắp xếp sao cho hợp lý.
Khi tất cả nằm trong kế hoạch rồi thì cứ thế mà triển thôi. Mình tin chắc nếu tạo được todo-list như vậy thì anh em sẽ làm việc cực kỳ hiệu quả luôn.
Còn việc tạo todo list sao cho hiệu quả thì mình nghĩ anh em nên tạo theo thứ tự ưu tiên (ưu tiên về mức độ cần hoàn thành của task, ưu tiên những việc phải giải quyết ngay trong ngày).
Với mình, mình luôn làm những công việc “khó nhai” nhất trước, vì thời điểm đầu ngày sẽ là thời điểm dễ tập trung cao độ nhất, sau khi đã hoàn thành việc khó nhất trong ngày rồi thì những việc tiếp theo cứ thong thả mà làm thôi
Nói chung là phải có mục tiêu và kế hoạch rõ ràng, anh em phải định hình được các công việc cần phải làm trong ngày thì mọi việc diễn ra một cách đúng lộ trình hơn…
#5. Kiếm một chỗ ngồi thật thoải mái
Chắc có lẽ, chẳng mấy anh em nghĩ đến việc kiếm một chỗ ngồi thoải mái đâu nhỉ, vì những yếu tố ngoại cảnh như thế ít ai để ý.
Vậy thế nào là một chỗ ngồi thoải mái, theo mình trước tiên phải có cái ghế dễ ngồi đã (ghế có thể thay đổi chiều cao, có tựa lưng chẳng hạn).
Sau đó là đến bàn làm việc, bàn làm việc thì không nên cao quá và phải chắc chắn, cứng cáp (không bị ọt ẹt) và không có mùi gỗ ép.
Vị trí ngồi nên tránh chỗ mọi người đi lại nhiều vì nhiều người đi qua có thói quen tiện tay vỗ vai người ngồi, rất là phiền.
Ngoài ra thì bạn cũng nên để ý đến cả hướng nắng và vị trí điều hòa nữa nhé, vì ngồi sát tường – đúng hướng nắng hoặc đối điện điều hòa thì đều không tốt và dễ khiến bạn có cảm giác khó chịu, gây mất tập trung.
Những yếu tố tuy nhỏ nhặt như vậy thôi nhưng nó có tác động rất lớn đến sự tập trung của anh em đấy !
#6. Lời Kết
Trên đây là 5 kinh nghiệm mà cá nhân mình đang áp dụng để có thể tập trung hơn khi ngồi code, hi vọng nó sẽ giúp ích cho anh em phần nào, chứ thực ra việc tập trung được hay không vẫn là do chính bản thân mỗi người quyết định.
Các yếu tố bên ngoài dù bạn có làm tốt đến đâu mà bản thân bạn không thể tập trung được (không có sự chủ động) thì cũng chẳng có tác dụng gì cả đâu.
CTV: Nguyễn Đức Cảnh – Bài viết gốc được đăng tải tại blogchiasekienthuc.com
Có thể bạn quan tâm:
- Thuật toán là gì? Lập trình viên có cần biết thuật toán không?
- Tại sao nên dùng [SerializeField] thay vì biến public?
- 5 tips thúc đẩy sự sáng tạo trong quá trình coding
Truy cập ngay việc làm IT đãi ngộ tốt trên TopDev
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- i iOS 18 có gì mới? Có nên cập nhật iOS 18 cho iPhone của bạn?
- G Gamma AI là gì? Cách tạo slide chuyên nghiệp chỉ trong vài phút
- P Power BI là gì? Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng PBI?
- K KICC HCMC x TOPDEV – Bước đệm nâng tầm sự nghiệp cho nhân tài IT Việt Nam
- T Trello là gì? Cách sử dụng Trello để quản lý công việc
- T TOP 10 SỰ KIỆN CÔNG NGHỆ THƯỜNG NIÊN KHÔNG NÊN BỎ LỠ
- T Tìm hiểu Laptop AI – So sánh Laptop AI với Laptop thường
- M MySQL vs MS SQL Server: Phân biệt hai RDBMS phổ biến nhất
- S SearchGPT là gì? Công cụ tìm kiếm mới có thể đánh bại Google?