5 loại profile của các Product Manager là gì?
Tác giả: upGrad
Giới thiệu
Nếu quan sát các chương tuyển dụng của nhiều công ty khác nhau như KMS Technology tuyển dụng, chúng ta sẽ nhận thấy có 5 loại profile khác nhau của các Product Manager. Có sự khác biệt gì giữa các loại này, hãy tìm hiểu với bài viết bên dưới.
5 loại profile của các Product Manager là gì?
Engineering Product Manager
Họ bắt đầu với vai trò của một kỹ sư thiên về kỹ thuật và chuyển sang làm công việc của một quản lý sản phẩm. Rõ ràng những người này sẽ rất giỏi các nhiệm vụ liên quan đến chuyên môn kỹ sư của mình. Do đó họ cũng dễ dàng thấu hiểu và làm việc với team engineering tốt hơn. Họ cũng có thể hiểu rõ các vấn đề về kỹ thuật và tìm ra lỗi sai để khắc phục tốt hơn.
Tuy nhiên, những người này dễ gặp phải nhiều khó khăn khi chuyển sang vai trò mới. Việc chuyển từ các công việc mang tính cá nhân sang công việc đòi hỏi khả năng teamwork cao hơn cũng yêu cầu họ cần có tư duy rộng hơn, nắm được các yêu cầu hiện tại của thị trường đôi khi sẽ khiến họ gặp nhiều khó khăn.
Xem thêm các việc làm việc làm product manager hấp dẫn tại TopDev
Design Product Manager là gì
Đây là những người chuyển từ công việc thiết kế sang làm Product Manager. Vậy công việc Product Manager là gì với họ? Lợi thế của những người này là họ có thể hiểu rõ được những cảm nhận của khách hàng để tạo ra những sản phẩm chất lượng và thú vị cho người dùng. Bên cạnh đó, họ cũng nắm được những vấn đề mà người dùng có thể gặp phải.
Để làm tốt công việc Product Manager, những người chuyển hướng từ công việc design nên có được khả năng quan sát một cách tổng quan về doanh nghiệp cũng như nắm được những vấn đề cần giải quyết cho sản phẩm của mình.
Business Product Manager
Đây là những người đã có kinh nghiệm làm việc trong công việc kinh doanh hoặc đã có bằng cấp, chứng chỉ quản trị kinh doanh,… Những người chuyển hướng từ chuyên môn kinh doanh sang làm Product Manager ngày nay đang trở nên rất phổ biến. Để làm tốt công việc này đòi hỏi họ phải có khả năng quan sát được bức tranh tổng thể của vấn đề, làm thế nào để đưa ra các quyết định phù hợp với mong muốn của các bên liên quan. Bên cạnh đó, khả năng giao tiếp của họ cũng được đánh giá rất cao. Do đó họ có thể làm việc tốt với tất cả các bên liên quan trong lộ trình phát triển sản phẩm.
Một điểm có thể làm khó nhóm ứng viên này là phải có con mắt quan sát tỉ mỉ từng khía cạnh của vấn đề. Sai lầm của họ là nghĩ rằng vai trò quan trọng nhất của Product Manager là phải có khả năng giao tiếp và thúc đẩy mọi người trong team làm việc tốt hơn mà thôi. Hãy nhớ rằng vai trò thật sự của một Product Manager tuyển dụng vào công ty cần được đặt lên hàng đầu chính là khả năng điều khiển mọi người trong team làm việc để đáp ứng yêu cầu sản phẩm của khách hàng.
Data Product Manager là gì
Đây là những người có chuyên môn trong mảng phân tích dữ liệu. Họ thường có nền tảng làm việc với các con số nên có thế mạnh trong việc tiếp cận với các hướng dữ liệu khác nhau, chia nhỏ vấn đề để giải quyết được vấn đề lớn hơn, toàn diện hơn.
Tuy nhiên cũng cần cẩn thận vì họ phải phụ thuộc quá nhiều vào dữ liệu đôi khi lại gây phản tác dụng. Nhưng một Product Manager là gì và nên làm gì khi có xuất phát điểm là một người làm về data? Họ có thể nhìn ra được vấn đề bên trong các dữ liệu bằng trực giác cũng như từ những kiến thức mà họ có để giải quyết vấn đề.
Xem thêm các việc làm tuyển dụng Fresher Product Manager tại TopDev
Growth Product Manager
Đây là những người làm trong team tăng trưởng – phát triển của công ty vậy nên thế mạnh của họ cũng tập trung nhiều nhất vào việc đẩy mạnh sự phát triển của dự án. Thế mạnh của những người này là có khả năng đưa ra các quyết định liên quan đến việc sáng tạo giải pháp để gia tăng chỉ số, họ biết cách làm việc để phát triển lộ trình sản phẩm.
Tuy nhiên, họ có quá nhiều giải pháp, thậm chí là nóng vội trong giải quyết vấn đề nên đôi khi nó không đem lại hiệu quả. Một Product Manager cần có tầm nhìn bao quát và thấu hiểu mọi vấn đề khi phát hành dự án. Để có thể nhìn nhận ra các vấn đề có thể xảy ra sau khi phát hành sản phẩm lần đầu tiên và cải thiện cho giai đoạn sắp tới của sản phẩm.
Kết luận
Để có thể làm rõ vấn đề cũng như nắm được kỹ năng của từng ứng viên khi tham gia ứng tuyển, như với chương trình KMS Technology tuyển dụng chẳng hạn, nhà tuyển dụng nên hiểu rõ về điểm mạnh và điểm yếu của từng profile. Từ đó có thể lên kế hoạch training và giúp nhân viên phát huy hết khả năng của mình khi làm việc.
Bài viết được transcript theo video gốc
Có thể bạn quan tâm:
- Product Manager nên từ chối như thế nào để “được lòng người” nhất?
- Cách tạo một portfolio ấn tượng cho Product Manager
- Làm sao phát hành thành công một sản phẩm ở vị trí Product Manager?
Xem thêm việc làm tuyển dụng IT hấp dẫn tại TopDev
- C Cách tích hợp ChatGPT vào Google Search siêu dễ
- V VoiceGPT là gì? Giới thiệu tính năng và cách cài đặt sử dụng Voice GPT
- G GPT-4o Mini – Thông minh hơn và tiết kiệm hơn?
- C ChatGPT-4o là gì? Điểm mới của ChatGPT-4o vs ChatGPT-4
- C Chat GPT 4.0 là gì? Có gì vượt trội so với Chat GPT phiên bản cũ?
- C Cách tự học code web, tìm kiếm công việc dễ dàng và hạnh phúc mỗi ngày
- G Giới thiệu 15 website học và luyện hack hợp pháp
- T Tầm quan trọng của các chương trình đào tạo sau đại học trong kỷ nguyên 4.0
- i iOS 17.5 Beta 1 vừa được phát hành, những thay đổi nào đáng chú ý?
- i iOS 18 khi nào ra mắt? iOS 18 sẽ không hỗ trợ máy nào?