5 giai đoạn trong kế hoạch tiếp theo của Ethereum sau The Merge
Sau sự kiện The Merge diễn ra vào giữa tháng 9 vừa rồi, đội ngũ kỹ thuật của Ethereum đã đưa ra các thông tin quan trọng liên quan đến sự thay đổi trong kế hoạch phát triển của hệ sinh thái này. Trên trang Twitter của mình ngày 5/11, founder của Ethereum là Vitalik Buterin đã đưa ra bản roadmap mới của Ethereum cùng với 5 giai đoạn mới trong quá trình nâng cấp, cải tiến về khả năng mở rộng hậu The Merge. Bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về các giai đoạn được CEO này nhắc đến nhé.
Quá trình nâng cấp hiệu suất và khả năng mở rộng của Ethereum gồm 6 giai đoạn: The Merge, The Surge, The Scourge, The Verge, The Purge và The Splurge. Với việc The Merge đã diễn ra đánh dấu thay đổi đầu tiên của Ethereum là chuyển đổi cơ chế đồng thuận từ POW (proof-of-work) sang POW(proof-of-state).
The Surge – Tăng trưởng
Giai đoạn The Surge đề cập đến việc bổ sung công nghệ sharding – một giải pháp mở rộng quy mô mà theo như đội ngũ Founder Ethereum tuyên bố sẽ tiếp tục cho phép các giao thức Layer 2 hoạt động hiệu quả hơn, giảm chi phí và giúp người dùng vận hành các node bảo mật mạng dễ dàng hơn. Một khi giai đoạn tăng trưởng này hoàn tất, mạng Ethereum cũng được hứa hẹn sẽ xử lý các giao dịch nhanh hơn.
Về mặt tốc độ giao dịch, hiện nay Ethereum có thể xử lý khoảng 15-20 giao dịch mỗi giây; sau cải tiến tốc độ kỳ vọng mang lại sẽ là con số 100.000 giao dịch mỗi giây. The Surge dự kiến sẽ được diễn ra vào năm sau 2023.
The Scourge – Rủi ro, tai họa
Đây là 1 giai đoạn mới được thêm vào trong roadmap lần này, mục đích của giai đoạn này là nhằm đảm bảo tính trung lập và công bằng của các giao dịch Ethereum. Như chúng ta đã biết trong các mạng lưới như Bitcoin hay Ethereum, Miner chịu trách nhiệm tổng hợp và đưa giao dịch lên block, sau đó block sẽ được xác thực bởi toàn bộ mạng lưới. Từ đó nảy sinh vấn đề liên quan đến thứ tự các giao dịch được submit on-chain, Miner lúc này được toàn quyền quyết định và họ sẽ chọn những giao dịch trả phí gas cao nhất để tối đa lợi nhuận. MEV là thuật ngữ dành để chỉ cho lợi nhuận của các thợ đào trong trường hợp này, tuy nhiên MEV hiện tại lại đến hầu hết từ các bots của bên thứ 3. Điều này tác động xấu làm trượt giá ảnh hưởng đến giao dịch Ethereum, khiến người dùng mất hàng triệu USD vì phí gas tăng.
Có lẽ nhận thức được rủi ro từ vấn đề trên mà giai đoạn The Scourge mới được thêm vào trong lần công bố này, nhằm giải quyết triệt để vấn đề MEV, tạo ra sự công bằng cho các giao dịch Ethereum.
Hiện tại chưa có thêm thông tin về giải pháp được đưa ra cho giai đoạn này. Tuy nhiên hiện nay có 1 số đề xuất nổi bật cho vấn đề MEV bot như: đề xuất EIP-1559, Flash bots hay Chainlink FSS. Đây thực tế là 1 trong những vấn đề nan giải nhất của blockchain, hãy chờ thêm thông tin cho giải pháp đến từ đội ngũ phát triển của hệ sinh thái này.
The Verge – Giới hạn
The Verge là giai đoạn nâng cấp mở rộng nhằm tối ưu hóa dung lượng lưu trữ trên mạng và giảm kích thước nút. Cụ thể The Verge sẽ giới thiệu Verkle Trees – 1 bản nâng cấp mạnh mẽ cho Merkle proofs, cho phép kích thước proof trở nên nhỏ hơn rất nhiều.
Merkle proof là 1 gói các nút trên Merkle Tree cần để sử dụng cho việc kiểm tra xem dữ liệu đầu vào có thuộc Merkle Tree hay không mà không cần phải tiết lộ tất cả các dữ liệu tạo thành cây đó. Trong blockchain, Merkle Tree được sử dụng rất phổ biến nhằm xác minh các giao dịch. Verkle Tree được xem như 1 cải tiến của Merkle Tree do John Kuszmaul giới thiệu vào năm 2018, nó giúp giảm từ 6-8 lần kích thước Verkle proof so với Merkle proof.
Các bạn có thể tham khảo trên chính blog của Vitalik Buterin để hiểu sâu hơn về thuật toán này ở đường link dưới đây:
https://vitalik.ca/general/2021/06/18/verkle.html
Hậu The Merge, sự chuyển đổi từ cơ chế PoW sang PoS đòi hỏi người dùng có 32 ETH trở lên để tham gia stake và nhận phần thưởng từ giao dịch. The Verge sẽ giúp hỗ trợ tốt hơn cho các nhà đầu tư tìm cách trở thành nhà xác thực giao dịch nhưng sở hữu ít hơn 32 ETH. Cùng với việc giới thiệu Verkle trees giúp hỗ trợ ETH trở nên mở rộng hơn. Về cơ bản thì điều này cho phép người dùng trở thành nhà xác thực mạng mà không cần phải lưu trữ lượng lớn dữ liệu trên máy của họ.
Bạn có thể xem thêm việc làm Blockchain tại TopDev
The Purge – Thanh lọc
Đúng như tên gọi của nó, đây này là giai đoạn dọn dẹp nhằm loại bỏ một số dữ liệu lịch sử để hợp lý hóa việc lưu trữ và giảm tắc nghẽn mạng. Thông qua đề xuất EIP-4444 (đề xuất cho phép thêm bớt lịch sử cho các khách hàng Ethereum) yêu cầu các node lưu trữ ít lịch sử hơn. Điều này đang là vấn đề nóng được đưa ra bàn luận và tranh cãi khi nó sẽ loại bỏ một số chức năng cho khách hàng cũng như không còn có thể hiển thị lịch sử dữ liệu và hành vi người dùng trong quá khứ.
Nếu như đề xuất này chính thức được áp dụng, nó có thể tác động không nhỏ đến tổng thể mạng lưới Ethereum trong quá trình vận hành và mở rộng. Nhưng theo Buterin thì điều này là cần thiết, đòi hỏi sự hy sinh trong ngắn hạn để đạt được lợi ích lâu dài trong quá trình xây dựng 1 hệ sinh thái phi tập trung.
The Splurge – Bùng nổ
Đây là giai đoạn cuối cùng để nâng cấp Ethereum 2.0 với hàng loạt các nâng cấp và tinh chỉnh nhỏ hơn khác nhằm đảo bảo mạng hoạt động và vận hành tốt hơn so với 4 giai đoạn trước. Một số từ khóa công nghệ liên quan được đề cập đến trong giai đoạn này như: công nghệ mật mã học ZKP (Zero-knowledge proof), cơ chế đốt token EIP-1559, … Trong những dòng tweet của mình, Buterin cũng chia sẻ về sự sẵn sàng tích hợp các công nghệ mới bổ sung, đáp ứng cho sự phát triển của Ethererum nói riêng và blockchain nói chung trong tương lai.
Lời kết
Như lời của founder Buterin lưu ý đến với các nhà phát triển rằng: “sự khác biệt giữa Bitcoin và Ethereum là các Bitcoiners xem Bitcoin đã đạt 80% mức hoàn thiện, còn người Ethereans xem Ethereum đang ở mức 40%”; sẽ còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện hơn nữa trong hệ sinh thái blockchain này. 5 giai đoạn hậu The Merge cũng sẽ chỉ là những bước đi mang tính định hướng cho tương lai do sự phức tạp của mạng và tốc độ thay đổi nhanh chóng trong không gian blockchain. Cùng chờ đợi và kỳ vọng đội ngũ phát triển Ethereum có thể hoàn thành lộ trình đề ra đáp ứng kỳ vọng mong chờ từ cộng đồng. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình.
Tác giả: Phạm Minh Khoa
Xem thêm:
The Merge – Bước tiến quan trọng của blockchain Ethereum
Ethereum là gì? Tìm hiểu cơ bản về Blockchain (P1)
Web3 techstack – Hành trang cho anh em developer
Xem thêm những việc làm IT hấp dẫn tại TopDev
- G Giải Quyết Bài Toán Kinh Doanh Bằng Big Data và AI
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- F Framework nào tốt nhất cho dự án của bạn? – Checklist chi tiết
- K Kinh nghiệm xử lý responsive table hiệu quả
- S Stackoverflow là gì? Bí kíp tận dụng Stack Overflow hiệu quả
- 7 7 kinh nghiệm hữu ích khi làm việc với GIT trong dự án
- B Bài tập Python từ cơ bản đến nâng cao (có lời giải)
- B Bảo mật API là gì? Một số nguyên tắc và kỹ thuật cần biết
- H Hướng dẫn cài đặt và tự học lập trình Python cơ bản từ A-Z
- C Chinh Phục Phân Tích Dữ Liệu Với Pandas Trong Python: Hướng Dẫn Từng Bước