5 điều lập trình viên Java Developer chắc chắn sẽ thích ở Kotlin

Trong năm 2018, chúng ta đã chứng kiến ngôn ngữ Kotlin ngày càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Nó được sử dụng rộng rãi không chỉ trong phát triển ứng dụng di động, mà còn cho các hệ thống server. Như bạn đã biết, Kotlin là một ngôn ngữ lập trình statically-typed trên JVM. Đó là lý do tại sao nó thường được so sánh với ngôn ngữ Java.

Có thể nói, một trong những lý do chính cho sự phổ biến của Kotlin là ở sự đơn giản. Nó thật sự rất tinh gọn và loại bỏ những phần thừa thãi từ Java. Tuy nhiên, Kotlin vẫn cũng  rất giống với Java để bất kỳ nhà phát triển Java có kinh nghiệm nào đều có thể làm quen với Kotlin chỉ trong vài giờ.

Trong bài viết này, tôi sẽ thảo luận về một số tính năng thú vị của Kotlin được sử dụng để phát triển phía server so với Java. Xin lưu ý rằng đây là danh sách cá nhân của tôi về các tính năng yêu thích của Kotlin mà Java không hề có.

Giải quyết vấn đề với mà Java thường gặp phải với các Collections

Tôi thực sự thích Java, nhưng đôi khi phải làm việc với các collection chung chung có thể là một trải nghiệm vô cùng khó chịu, đặc biệt nếu bạn phải sử dụng các loại type lạ. Tin tốt là Kotlin không có bất kỳ loại type nào như vậy. Thay vào đó, nó cung cấp hai tính năng khác được gọi là declaration-site variance và type projection. Bây giờ, hãy xem xét hệ thống phân cấp class sau:

abstract class Vehicle {
}
class Truck extends Vehicle {
}
class PassengerCar extends Vehicle {
}

Tôi defined một repository có chứa mọi objects với một type được cho trước

public class Repository<T> {
  List<T> l = new ArrayList();
  public void addAll(List<T> l) {
    l.addAll(l);
  }
  public void add(T t) {
    l.add(t);
  }
}

Bây giờ, tôi muốn lưu trữ tất cả các vehicle trong repository đó, vì vậy tôi khai báo   Repository r = new Repository().  Tuy nhiên, khi gọi phương thức repository  addAll với List a là một tham số sẽ nhận được lỗi sau:

Ngay cả khi bạn thay đổi khai báo `addAll` bên trong `Repository`, bạn vẫn sẽ nhận được lỗi sau:

Tất nhiên, tình huống này có một lời giải thích hợp lý. Đầu tiên, các kiểu type chung trong Java là bất biến, nói cách khác,  List không phải là một subtype của  List , mặc dù  Truck  là một subtype của f Vehicle. Phương thức addAll  sẽ dựa vào type được cho và mở rộng T làm tham số, qua đó nó chấp nhận một tập hợp các objects của T hoặc một số subtype của T – chứ không chỉ T

List  là một subtype của List<? extends Vehicle>,nhưng list bạn nhắm tới thì vẫn là  List . Tôi không muốn đi vào chi tiết về vấn đề này – Điều quan trọng đối là ta biết được Kotlin giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng một tính năng được gọi là Declaration-site variance. Nếu chúng ta thêm phần `out` modifier vào tham số  MutableList  bên trong khai báo phương thức addAll , trình biên dịch sẽ cho phép thêm một danh sách các objects  Truck

class Repository<T> {
    var l: MutableList<T> = ArrayList()
    fun addAll(objects: MutableList<out T>) {
        l.addAll(objects)
    }
    fun add(o: T) {
        l.add(o)
    }
}
fun main(args: Array) {
    val r = Repository<Vehicle>()
    var l1: MutableList<Truck> = ArrayList()
    l1.add(Truck())
    r.addAll(l1)
    println("${r.l.size}")
}
  5 điều lập trình viên Java Developer chắc chắn sẽ thích ở Kotlin
Ebook Kotlin for Android Developers”]

Data Classes

Bạn có thể biết các POJO của Java (Plain Old Java Object – các object Java cũ và nhàm chán). Nếu bạn đang theo các thực hành tốt nhất của Java, một class như vậy nên thực hiện các phương thức getters, setters,  hashCode, và  equals , cũng như  toString  cho các nhu cầu cho log. Việc triển khai như vậy có thể chiếm nhiều không gian dữ liệu, ngay cả đối với một lớp đơn giản chỉ có bốn field như dưới đây (các phương thức được tạo tự động bằng cách sử dụng IDE Eclipse):

public class Person {
  private Integer id;
  private String firstName;
  private String lastName;
  private int age;
  public Person(Integer id, String firstName, String lastName) {
    this.id = id;
    this.firstName = firstName;
    this.lastName = lastName;
  }
  public Integer getId() {
    return id;
  }
  public void setId(Integer id) {
    this.id = id;
  }
  public String getFirstName() {
    return firstName;
  }
  public void setFirstName(String firstName) {
    this.firstName = firstName;
  }
  public String getLastName() {
    return lastName;
  }
  public void setLastName(String lastName) {
    this.lastName = lastName;
  }
  public int getAge() {
    return age;
  }
  public void setAge(int age) {
    this.age = age;
  }
  @Override
  public int hashCode() {
    final int prime = 31;
    int result = 1;
    result = prime * result + ((firstName == null) ? 0 : firstName.hashCode());
    result = prime * result + ((id == null) ? 0 : id.hashCode());
    result = prime * result + ((lastName == null) ? 0 : lastName.hashCode());
    return result;
  }
  @Override
  public boolean equals(Object obj) {
    if (this == obj)
      return true;
    if (obj == null)
      return false;
    if (getClass() != obj.getClass())
      return false;
    Person other = (Person) obj;
    if (firstName == null) {
      if (other.firstName != null)
        return false;
    } else if (!firstName.equals(other.firstName))
      return false;
    if (id == null) {
      if (other.id != null)
        return false;
    } else if (!id.equals(other.id))
      return false;
    if (lastName == null) {
      if (other.lastName != null)
        return false;
    } else if (!lastName.equals(other.lastName))
      return false;
    return true;
  }
  @Override
  public String toString() {
    return "Person [id=" + id + ", firstName=" + firstName + ", lastName=" + lastName + "]";
  }
}

Để tránh nhiều dòng mã bổ sung bên trong các lớp POJO, ta có thể sử dụng project Lombok. Nó cung cấp một tập các chú thích có thể được sử dụng trên class để phân phối và triển khai các phương thức getters / setters, equals,  và hashCode . Ngoài ra, bạn cũng có thể chú thích class của mình bằng  @Data, bao gồm tất cả các tính năng của  @ToString@EqualsAndHashCode@Getter/@Setter,  @RequiredArgsConstructor cùng nhau. Vì vậy, với @Data,  của Lombok, POJO sẽ trông giống như hình dưới đây:

@Data
public class Person {
  private Integer id;
  private String firstName;
  private String lastName;
  private int age;
}

Việc bao gồm và sử dụng Lombok với một ứng dụng Java thật ra khá đơn giản và được hỗ trợ bởi tất cả các IDE của các nhà phát triển chính, nhưng Kotlin giải quyết vấn đề này một cách sáng tạo hơn. Nó cung cấp một tính năng gọi là data classes, được kích hoạt sau khi thêm  keyword  data vào định nghĩa class. Trình biên dịch sẽ tự động lấy ra các phương thức từ tất cả các properties được khai báo trong hàm khởi tạo chính:

  • Phương thứctoString()
  • Các hàm componentN() tương ứng với các properties theo thứ tự khai báo của chúng
  • Hàm copy()

Vì Kotlin tạo getter và setter mặc định cho các thuộc tính có thể thay đổi (được khai báo là  var)  và getter cho các thuộc tính chỉ đọc (được khai báo là  var), việc thực hiện tương tự  Person Java POJO trong Kotlin sẽ giống như hình dưới đây.

data class Person(val firstName: String, val lastName: String, val id: Int) {
    var age: Int = 0
}

Điều đáng nói ở đây là trình biên dịch chỉ sử dụng các thuộc tính được định nghĩa bên trong hàm chính cho các hàm được tạo tự động. Vì vậy, trường  age, vốn được khai báo bên trong phần thân của class, sẽ không được sử dụng bởi  toStringequalshashCode, và copy

Tìm Java job lương cao trên TopDev ngay!

Đặt tên cho một số phương pháp Test

Bây giờ, chúng ta hãy thực hiện một số test thử nghiệm để chứng minh rằng các tính năng hoạt động đúng cách. Ba bài kiểm tra sau đây so sánh hai object với các giá trị khác nhau của property  age, cố gắng thêm cùng một object vào Java  HashSet hai lần và kiểm tra xem phương thức  componentN của data class có trả về các properties theo đúng thứ tự hay không.

@Test fun `Test person equality excluding "age" property`() {
  val person = Person("John", "Smith", 1)
  person.age = 35
  val person2 = Person("John", "Smith", 1)
  person2.age = 45
  Assert.assertEquals(person, person2)
}
@Test fun `Test person componentN method for properties`() {
  val person = Person("John", "Smith", 1)
  Assert.assertEquals("John", person.component1())
  Assert.assertEquals("Smith", person.component2())
  Assert.assertEquals(1, person.component3())
}
@Test fun `Test adding and getting person from a Set`() {
  val s = HashSet()
  val person = Person("John", "Smith", 1)
  var added = s.add(person)
  Assert.assertTrue(added)
  added = s.add(person)
  Assert.assertFalse(added)
}

Như bạn có thể thấy trên đoạn mã trên, Kotlin chấp nhận sử dụng các tên phương thức với những khoảng trống được bao quanh trong các dấu gạch chéo ngược. Nhờ đó, tôi có thể lập ra tên khá đầy đủ và chi tiết cho các test để giúp bạn biết rõ chuyện gì đang xảy ra.

Extensions

Hãy xem xét tình huống mà chúng ta có một thư viện chứa các định nghĩa class, vốn không thể thay đổi được, và chúng ta cần thêm một số phương thức. Trong Java, chúng ta có một số lựa chọn để thực hiện điều đấy. Chúng ta chỉ có thể mở rộng lớp hiện có, thực hiện một phương thức mới, hoặc, ví dụ, thực hiện nó với Decorator pattern.

Bây giờ, chúng ta hãy giả định rằng chúng ta có lớp Java sau đây có chứa danh sách những người tham gia sự kiện với getters / setters.

public class Organization {
  private List<Person> persons;
  public List<Person> getPersons() {
    return persons;
  }
  public void setPersons(List<Person> persons) {
    this.persons = persons;
  }
}

Nếu bạn muốn có phương thức để thêm một đối tượng  Person đơn vào danh sách, ta sẽ phải mở rộng Organization  và thực hiện một phương thức mới ở đó.

public class OrganizationExt extends Organization {
  public void addPerson(Person person) {
    getPersons().add(person);
  }
}

Kotlin cung cấp khả năng mở rộng một class với một chức năng mới mà không cần phải kế thừa từ class cơ sở. Điều này được thực hiện thông qua các khai báo đặc biệt với tên gọi là extensions. Đây là khai báo tương tự với Java class Organization Java  trong Kotlin. Bởi vì Kotlin xem một class  List đơn giản là không thể thay đổi, chúng ta sẽ cần định nghĩa  MutableList.

class Organization(val persons: MutableList = ArrayList()) {
}

Bạn có thể dễ dàng mở rộng nó bằng phương thức  addPerson như hình dưới đây. Các phần mở rộng được giải quyết triệt để và chúng không hề sửa đổi các class mở rộng.

class OrganizationTest {
    fun Organization.addPerson(person: Person) {
        persons.add(person)
    }
    @Test
    fun testExtension() {
        val organization = Organization()
        organization.addPerson(Person("John", "Smith", 1))
        Assert.assertTrue(organization.persons.size == 1)
    }
}

String Templates

Sau đây là một điều nho nhỏ sẽ làm bạn khá vui  mà Java không hề có

println("Organization ${organization.name} with ${organization.persons.size} persons")
  Kotlin - Phiên bản nâng cấp của Java

TopDev via dzone

Truy cập ngay việc làm IT đãi ngộ tốt trên TopDev