5 bài học quí giá về việc phát triển ứng dụng iOS
Với hơn 8 năm kinh nghiệm trong lập trình iOS và tham gia phát triển vô số app khác nhau, tôi rút ra được 5 bài học quan trọng quyết định việc tạo ra một ứng dụng một cách hiệu quả, nhất quán mà lại không hề buồn chán.
Hãy cứ giữ nguyên chúng
Cứ mỗi lần bạn muốn nhắm tới cross-platform thì mọi thứ đều sẽ chỉ làm tăng thêm sự phức tạp và bug cho project của bạn. Do đó, hãy cứ giữ nguyên mọi thứ và dùng cách mà bạn thành thạo nhất. Hơn nữa, nó còn giúp việc quản lí và báo cáo ít tốn thời gian hơn. Sau 8 năm lăn lộn trong giới IT, Tôi chưa từng thấy một project lớn nào hối tiếc khi họ lựa chọn native. Nhưng số lượng thất bại của project cross-plattform thì không đếm hết được.
Tuyển lập trình ios hấp dẫn lương cao cho bạn
Đừng dùng external libraries
Với sự phát triển của công nghệ và kĩ thuật trong lập trình, external libraries thật sự không còn cần thiết nữa. Bởi hầu như mọi vấn đề đều có thể giải quyết chỉ với native frameworks. Networking là một ví dụ điển hình – bạn không cần phải dùng tới những library cao sang làm gì. Cứ build nó từ con số không và tùy chỉnh theo nhu cầu của project của bạn. Vừa đơn giản mà lại linh hoạt. Tất nhiên là có một số trường hợp cá biệt, yêu cầu bạn phải dùng đến external libraries, như những tính năng liên quan tới Google Map hoặc InterCom chẳng hạn. Tuy nhiên, cứ theo lời tôi, hạn chế hết mức có thể việc dùng tới external libraries.
Hãy quên package manager đi
Bởi vì bạn đã không muốn đụng tới external libraries, thế nên package manager cũng không còn cần thiết để quản lí chúng nữa bởi số lượng quá ít. Vì vậy, cứ thêm external libraries thẳng vào project của mình luôn. Một tool dù có tốt đến mấy nhưng nếu bạn không cần chúng thì cũng vứt đi thôi.
Để Layout trong code thay vì Storyboard
Storyboard có thể khá hữu ít cho những bạn coder còn non tay, tuy nhiên khi bạn bắt đầu phải lập trình những app phức tạp, project lớn đòi hỏi layout rõ ràng thì storyboard trở nên vô dụng hẳn. Vì thế sao ta lại không dùng Layout ngay từ bắt đầu. Tôi đã chứng kiến nhiều project có hẳn một bảng storyboard đồ sộ nhưng thật chất lại trống rỗng. Chưa kể nếu bạn xài auto layout thì nó lại rất phiền phức. Vì thế, tôi khuyên bạn hãy cố gắng đặt hết logic vào layout trong code thay vì nhờ tới storyboard hoặc auto layout. Nó cực kì đơn giản mà lại rất linh hoạt.
Core Data sẽ giúp mọi thứ dễ dàng hơn
Khi mới bước vào thế giới lập trình của iOS, phần lớn các bạn luôn tránh xa Core Data. Bởi nó phức tạp, cần rất nhiều chuẩn bị cũng như không cuốn hút đối với người mới. Đến cả tôi còn bị fail, bỏ dở giữa chừng. Mãi cho đến khi tình cờ đọc được một bài viết rất hay thì tôi mới tập dùng lại Core Data. Cuối cùng mọi thứ cũng trở nên rõ ràng, Core Data thật sự là cách tốt nhất để làm việc với Data trên iOS. Không chỉ nó vô cùng mạnh mẽ, Core Data còn giải quyết được nhiều vấn đề như persistence và data change propagation vốn tồn tại trong mọi ứng dụng.
Nếu bạn làm theo những gì tôi nói thì tin rằng quá trình phát triển project của bạn sẽ được cải thiện đáng kể. Hãy giữ mọi thứ luôn đơn giản hết mức có thể.
Nguồn: blog.topdev.vn via hackermoon
- G Giải Quyết Bài Toán Kinh Doanh Bằng Big Data và AI
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- F Framework nào tốt nhất cho dự án của bạn? – Checklist chi tiết
- K Kinh nghiệm xử lý responsive table hiệu quả
- S Stackoverflow là gì? Bí kíp tận dụng Stack Overflow hiệu quả
- 7 7 kinh nghiệm hữu ích khi làm việc với GIT trong dự án
- B Bài tập Python từ cơ bản đến nâng cao (có lời giải)
- B Bảo mật API là gì? Một số nguyên tắc và kỹ thuật cần biết
- H Hướng dẫn cài đặt và tự học lập trình Python cơ bản từ A-Z
- C Chinh Phục Phân Tích Dữ Liệu Với Pandas Trong Python: Hướng Dẫn Từng Bước