100 Tips cho Lập trình viên siêu giỏi
Giới thiệu
Lập trình là một công việc có tốc độ phát triển và đổi mới rất nhanh. Để không bị tụt lại phía sau, cập nhật kiến thức và phát triển bản thân, dưới đây là 100 tips cho lập trình viên mà có thể bạn sẽ cần.
Cùng khám phá 100 tips này nhé!
Tips cho lập trình viên
1. “Chơi” Google đúng cách
Là 1 lập trình viên, bạn phải biết cách search câu trả lời cho các câu hỏi của mình. Khi bạn biết cách search Google hiệu quả, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian của mình và có thể code tốt hơn đó.
2. Giữ lời hứa và làm đúng deadline
Sẽ tốt hơn nếu team bạn biết task của mình và hoàn thành sản phẩm trong 3 tuần cho khách hàng hay công ty của bạn. Giữ đúng lời hứa và hoàn thành kịp deadline, bạn sẽ xây dựng được niềm tin cho mình.
3. Đối xử tốt với designer, họ là bạn không phải là kẻ thù
Designer cung cấp giải pháp, “gãi đúng chỗ ngứa” cho người dùng. Học hỏi từ họ và làm việc đoàn kết sẽ cho ra sản phẩm hiệu quả nhất.
4. Tìm một “sư phụ” cho mình
Tìm một ai đó bạn có thể học hỏi được cũng như bàn luận về các ý tưởng với họ. Coding Coach là một nơi tuyệt vời nếu bạn đang cần tìm một sư phụ cho mình đấy.
5. Hãy trở thành “sư phụ” của người khác
Sau khi tìm được sư phụ cho mình, học hỏi đủ và ở một đẳng cấp cao hơn, bạn có thể thử trở thành người chỉ dẫn cho người mới giống như bạn ngày trước. Giúp họ học hỏi và đưa ra những ý tưởng tuyệt vời nhất.
6. Viết comment có tâm
Khi viết comment, bạn nên giải thích tại sao, chứ không phải là bắt bẻ người ta đang làm cái gì.
7. Đặt tên biến và hàm thích hợp
Bạn nên đặt tên biến và hàm chính xác với mục đích của chúng.
8. Đi nghỉ mát
Chúng ta cần thời gian để xả stress. Nếu bạn muốn thì hay đi du lịch. Não của bạn và đồng nghiệp sẽ rất biết ơn nếu bạn đi chơi đấy!
9. Xoá code không hữu dụng
Không lý do gì gánh thêm bug về cho mình nhé.
10. Học cách đọc code
Đọc code mặc dù là một kỹ năng bị đánh giá thấp, nhưng lại vô cùng hữu ích cho bạn.
Xem thêm Hướng dẫn đọc code cho bạn.
11. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Bạn cần thời gian để nghỉ ngơi sau 1 ngày dài làm việc. Tắt thông báo về công việc và xoá mọi ứng dụng không cần thiết ra khỏi điện thoại của bạn nhé.
12. Chỉ lên lịch nhưng cuộc gặp mặt cần thiết
Nếu chỉ cần giải quyết qua mail hay nhắn tin, thì bạn nên làm vậy và hạn chế gặp nhau. Còn nếu bắt buộc phải gặp, thì hãy sắp xếp thời gian, càng nhanh càng tốt.
13. Lập trình cặp
Lập trình cặp cho phép bạn tham gia với cả 2 vai là thầy và trò.
14. Viết email tốt
Học cách thu hút audience trong email bằng cách cô đọng và rõ ràng. Không ai muốn đọc một cái mail dài 4 trang cả đâu.
15. Tham gia vào các cộng đồng
Gặp gỡ nhiều người cùng ngành và đam mê sẽ giúp bạn phát triển hơn.
16. Dọn dẹp branch
Dọn branch của bạn như dọn nhà trước khi có khách tới. Nếu bạn không cần cái gì, bỏ luôn chứ đừng quăng nó ở đâu đó.
17. Đừng giữ cửa
Ai cũng có thế mạnh riêng cả. Nếu người ngoại đạo muốn vào ngành, hãy ủng hộ họ. Đừng nói rằng họ không đủ giỏi để vào ngành của chúng ta.
18. Luôn học hỏi
Bạn đã chọn cái nghề mà luôn phải học rồi. Vậy nên làm quen với điều đó đi.
19. Đừng từ bỏ
Sẽ không bao giờ dễ dàng cho bạn. Nhưng chúng ta đều có xuất phát điểm như nhau mà, phải không? Bạn có thể làm được. Cố lên nhé!
20. Nhận task khó
Task dễ sẽ không bao giờ giúp bạn phát triển được.
21. Hiểu rõ yêu cầu trước khi bắt tay vào làm
Bạn nên hiểu các tiêu chí đã được chấp nhận trước khi bắt tay vào code. Bạn sẽ đỡ đau đớn và mất thời gian hơn rất nhiều sau này đó.
22. Có một bộ công cụ cho mình
Bạn hãy chuẩn bị cho mình một bộ công cụ đầy đủ. Hiểu rõ công cụ nào hỗ trợ cái gì và nó sẽ giúp ích cho bạn khi vào project rất nhiều đó.
23. Học cách yêu những lời chỉ trích mang tính xây dựng
Hãy hỏi những người đồng nghiệp và bạn bè đáng tin cậy của bạn để cho nhận xét. Cách này sẽ giúp bạn phát triển nhanh hơn trên con đường lập trình viên.
24. Luôn mở mang đầu óc
Công nghệ luôn thay đổi nhanh chóng. Đừng phản đối những công nghệ mới mà hãy học nó rồi đưa ý kiến sau.
25. Cập nhật tin tức
Luôn cập nhật những tin tức công nghệ mới nhất bằng cách theo dõi các cộng đồng, blog, podcast, tin công nghệ,…
26. Tập trung giải quyết vấn đề
Với kỹ năng giải quyết vấn đề tốt, bạn có thể chinh phục mọi vấn đề. Tập trung vào những thứ cần thiết để giải quyết vấn đề.
27. Khiêm tốn
Không cần biết bạn làm chức gì và ở công ty nào, hãy luôn khiêm tốn nhé!
28. Học thuyết trình tốt
Học cách thu hút người nghe và có một bài thuyết trình cực hay nhé!
29. Kiểm tra tất cả những giải pháp trước khi nhảy vô làm
Đừng làm liền giải pháp đầu tiên. Hãy thử mọi phương án trước khi bắt đầu code.
30. Tìm kiếm ngách riêng cho mình
Có nhiều lĩnh vực trong ngành CNTT. Hãy tìm lĩnh vực nào bạn thích nhất và trở thành một chuyên gia về lĩnh vực đó.
31. Có thói quen lập trình tốt
Cố gắng có những thói quen nhất quán và lành mạnh cho việc code. Ví dụ như bỏ qua những thứ làm bạn phân tâm, làm task nhanh chóng, đi họp đều đặn, bắt đầu với task ưu tiên nhất,… Có thể bạn sẽ mất thời gian để làm quen, nhưng về sau này thì sẽ rất có ích cho bạn đấy.
Xem thêm 10 thói quen của một lập trình viên thành công
32. Học cách debug
Khám phá các công cụ debugger trình duyệt. Học debug I/O với IDE của bạn. Bằng cách học những phương pháp hiệu quả để debug và tìm lỗi, bạn có thể giải quyết những con bug khó nhất.
33. Luyện kỹ năng của bạn thường xuyên
Việc bạn biết một kỹ năng nào đó rồi không có nghĩa là bạn không luyện tập nó. Các kỹ năng có thể mờ đi theo năm tháng nếu bạn không liên tục cải thiện nó, đặc biệt là trong cách ngành phát triển rất nhanh như thế này thì việc luyện tập là vô cùng quan trọng. Hãy bỏ ngay cái suy nghĩ “Mình luôn làm cách này”, mà hãy thử nghĩ là: “Liệu có cách tốt hơn không?”.
Nói đơn giản là, bạn có 6 múi rồi không có nghĩa là bạn được ăn thoải mái không tập tành gì mà vẫn giữ được 6 múi.
34. Hiểu lý do tại sao
Sẽ đến lúc bạn cần phải nói ra quan điểm của mình. Và sẽ rất quan trọng cho bạn để hiểu được lý do đằng sau vấn đề mà bạn đang tìm hiểu. Tại sao giải pháp A thì tốt hơn B? Chỉ khi nào bạn giải thích được, thì ý kiến và lời nói của bạn mới có trọng lượng.
35. Hiểu được giá trị của mình
Bạn cần nhận lại được những gì tương xứng với thứ mình bỏ ra. Luôn nắm được mức lương và thu nhập trong ngành của bạn ở khu vực bạn đang đi làm. Nếu nó thấp hơn mức trung bình, thì đã đến lúc nói chuyện với sếp và thoả thuận một mức lương tốt hơn rồi đấy.
36. Đừng sợ khi hỏi xin sự giúp đỡ
Nếu bạn đang gặp rắc rối với 1 vấn đề nào đó và đã tốn quá nhiều thời gian tìm kiểu giải pháp, đã đến lúc cầu cứu rồi đấy. Chúng ta cũng là con người với nhau mà. Con người thì cần phải hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau. Chẳng việc gì phải xấu hổ khi tìm đồng nghiệp để giúp mình đâu.
37. Học cách học
Người ta học theo nhiều cách khác nhau. Một vài người học qua video hướng dẫn, người khác thì đọc sách… Hãy tự tìm ra cách học tốt nhất cho bản thân và học thật siêng năng nhé các bạn.
38. Hãy tử tế với mọi người
Khi bạn nhận xét về đồng nghiệp, hãy nhẹ lời thôi. Bạn có thể nêu lên quan điểm của mình về cách làm việc của đồng nghiệp, chứ đừng chì chiết hay dùng lời lẽ quá nặng để nói với họ.
39. Biết nghỉ giải lao
Bạn không thể dành 8 tiếng đồng hồ liên tục để code được. Bạn sẽ mất sức nhanh chóng và để lại rất nhiều lỗi trong phần mềm của mình đấy. Vậy nên hãy hẹn giờ đồng hồ để nhắc bạn tạm dừng công việc và nghỉ ngơi. Đi bộ, uống cafe, tán gẫu với đồng nghiệp,… Rời mắt khỏi màn hình một chút sẽ giúp bạn lấy lại sức và chất xám, từ đó nâng cao chất lượng công việc của bạn đấy.
40. Theo dõi tiến trình
Sẽ không hay nếu bạn code một thời gian dài mà không thấy mình phát triển thêm hay đạt được gì. Bạn nên theo dõi những gì mình đạt được và tiến trình phát triển của bản thân. Dán một tờ note với list những gì bạn làm được trên máy tính của mình. Mỗi lần bạn làm được gì, hay viết lên đó, dù là việc nhỏ nhất. Những gì bạn làm được sẽ đem đến cho bạn một giá trị lớn hơn về sau.
41. Đừng dựa vào framework và thư viện
Học sâu về ngôn ngữ tốt hơn là học cách dùng framework và thư viện. Bạn không thật sự cần học về các thư viện hay framework, nhưng nếu bạn hiểu cách mà chúng hoạt động, thì sẽ giúp bạn viết code đẹp hơn và rõ hơn đấy.
42. Học cách yêu việc review code
Nhờ ai đó đọc và phân tích code cho bạn nghe có vẻ kinh khủng, nhưng có thể giúp bạn nhận được nhiều lời nhận xét giá trị để làm lập trình tốt hơn. Bạn cũng nên tập review code cho người khác nữa nhé.
43. Học những lĩnh vực khác
Bạn nên tìm hiểu thêm cơ bản về một số lĩnh vực khác có liên quan đến lập trình như thiết kế, marketing, lập trình frontend hay backend,… Điều này sẽ giúp bạn trở thành một lập trình viên toàn diện hơn.
44. Đừng chọn công nghệ dễ cho mình, hãy chọn công nghệ đúng cho mình
Mỗi project sẽ có những yêu cầu khác nhau, và chúng ta cần chọn những công cụ phù hợp cho từng công việc phải làm. Mặc dù chọn công cụ bạn đã từng làm sẽ thoải mái hơn, nhưng nếu chúng không phù hợp với yêu cầu của project, đã đến lúc bạn cần tìm cái khác để thay thế rồi.
45. Chịu trách nhiệm cho mọi lỗi sai
Đã là người thì chắc chắn phải mắc sai lầm, và bạn sẽ còn mắc nhiều lỗi sai hơn nữa trong suốt sự nghiệp của mình. Chính vì vậy, biết và nhận trách nhiệm khi mắc lỗi sai vô cùng quan trọng. Bạn sẽ xây dựng được lòng tin với team của mình cũng như sếp của mình.
46. Tự review code của chính mình
Trước khi bạn mở pull request, hãy xem lại code của mình trước. Nếu như đó là code của đồng nghiệp, thì bạn sẽ comment gì? Điều quan trọng là đoán trước được vấn đề hay lỗi sai trước khi yêu cầu review code.
47. Học từ thất bại của bản thân
Thất bại là mẹ thành công. Chúng ta sẽ gặp nhiều thất bại trên đường đời của mình. Học từ thất bại, sẽ giúp bạn biết hướng đi đúng hơn trong tương lai.
48. Biết điểm yếu của mình
Hãy hiểu chính mình. Điểm yếu của bạn là gì? Có thể bạn sẽ luôn quên cập nhật test trước khi push, hay bạn rất tệ trong việc trả lời email,… Biết điểm yếu của bạn sẽ giúp bạn loại bỏ được chúng.
49. Luôn tò mò
Đây là ngành luôn không ngừng tiến hoá, vậy nên tò mò sẽ rất quan trọng. Nếu bạn không hiểu thứ gì, một yêu cầu của project hay một dòng code, hãy nói ra. Không ai chỉ trích bạn vì hỏi để làm rõ và bạn sẽ code tốt hơn nhiều.
50. Đừng cố học mọi thứ
Có một thế giới kiến thức khổng lồ và không thể nào học hết một cách dễ dàng được. Hãy chọn lọc và học chuyên sâu, và đừng quan tâm những thứ còn lại. Bạn có thể có kiến thức về công việc hay các lĩnh vực khác, nhưng không thể có tất cả được.
51. Chia tay
Chỉ vì bạn viết một vài dòng code không có nghĩa là bạn phải yêu thương nó. Đúng là không ai muốn quẳng công trình của mình đi, nhưng code có vòng đời của nó. Vậy nên bạn không cần phải khư khư yêu thương code cũ đâu.
52. Có team hỗ trợ
Team giỏi luôn hỗ trợ nhau. Điều này giúp bạn thấy an toàn hơn nhiều khi thử cái mới.
53. Tìm cảm hứng từ cộng đồng
Hãy tìm một ai đó trong ngành mà bạn ngưỡng mộ. Điều đó sẽ tạo cảm hứng cho bạn để tiếp tục project và thử nhiều thứ mới.
54. Hãy làm công việc của bạn trở nên giá trị
Bất kể là bạn làm vị trí nào hay công việc là gì, những gì bạn làm đều có cái giá của nó. Vì thế hãy cho nó giá trị xứng đáng nhé.
55. Bỏ qua những thứ làm phiền bạn
Tắt thông báo Slack, tin nhắn, email và các trang mạng xã hội sẽ giúp bạn tập trung tối đa cho công việc. Bạn sẽ không phải mất 30 phút trả lời tin nhắn và không làm được việc trong 30 phút đó đúng không.
56. Luôn hỗ trợ mọi người
Cố gắng hỗ trợ team của bạn trong mọi tình huống, kể cả là một buổi thuyết trình quan trọng hay đơn giản giúp họ gỡ rối tơ lòng.
57. Hay trao niềm tin đúng nơi đúng lúc
Nếu ai đó làm tốt công việc, hãy khen họ. Dùng sự tích cực để xây dựng lòng tin tới các thành viên trong team, cũng như hỗ trợ họ trong công việc. Một ngày nào đó họ cũng sẽ giúp lại bạn.
58. Kiểm tra code
Công đoạn kiểm tra rất quan trọng. Kiểm tra đơn vị, kiểm tra hồi quy, kiểm tra tích hợp, kiểm tra đầu cuối,… Kiểm tra code của bạn sẽ giúp sản phẩm của bạn ổn định hơn.
59. Lên kế hoạch tiếp cận
Khi bạn nhận được một yêu cầu về tính năng mới, hoặc là có bug, đầu tiên phải lên kế hoạch chuẩn bị. Bạn cần những gì để giải quyết vấn đề hay làm tính năng mới? Dành một vài phút để lên kế hoạch sẽ tiết kiệm hàng giờ đồng hồ hối hận của bạn sau này.
60. Học viết mã giả
Code giả là một kỹ năng tuyệt vời vì nó cho phép bạn vượt qua những vấn đề phức tạp mà không mất thời gian viết một dòng code nào. Viết lên giấy, chạy thử một vài cách test khác nhau và xem bạn gặp những lỗi gì.
61. Ghi nhớ thành tựu của mình
Nếu bạn được thưởng khi đi làm, ghi nó lại. Nếu bạn phát triển được một tính năng quan trọng, ghi nó lại. Bạn sẽ có một danh sách những thứ mình đã đạt được, dùng nó làm động lực vượt qua những thử thách khó khăn hơn.
62. Học nền tảng lập trình
Hãy học những thuật toán sắp xếp và tìm kiếm và cấu trúc dữ liệu cơ bản. Đây là những điều bạn chưa biết về các ngôn ngữ và có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề gặp phải.
63. Chọn công nghệ nào lâu dài và dễ maintain
Mặc dù thử nghiệm các công nghệ mới khá vui, nhưng hãy chọn những công nghệ nào dễ maintain trong ứng dụng doanh nghiệp. Team của bạn sẽ thấy biết ơn cả đời đó.
64. Học về Design Patterns
Design Patterns là những công cụ hữu ích cho việc thiết kế code của bạn. Có thể bạn không cần chúng ở nhiều project, nhưng hiểu căn bản về chúng sẽ giúp bạn làm nhiều ứng dụng lớn hơn.
Xem thêm Design Pattern là gì
65. Giảm sự mơ hồ trong code
Thay vì viết code phức tạp để thể hiện trình độ, hãy hướng đến sự dễ đọc và đơn giản. Việc này sẽ giúp thành viên team bạn dễ dàng đóng góp hơn.
66. Trả nợ kỹ thuật (Technical debt)
Technical debt có thể tác động lớn đến hiệu suất. Vậy nên nếu bạn có thể tái cấu trúc thì hãy làm đi nhé.
67. Nâng cấp thường xuyên
Thay vì nâng cấp lớn mỗi tháng, hãy nâng cấp thường xuyên hơn nhưng với các thay đổi nhỏ thôi. Bạn sẽ ít gặp bug hay phá vỡ các thay đổi trong sản phẩm của mình hơn.
68. Cam kết sớm và thường xuyên hơn
Cam kết sớm và thường xuyên là cách tốt nhất để đảm bảo công việc vẫn ổn, đồng thời cũng giảm stress khi bạn vô tình hoàn lại các thay đổi quan trọng.
69. Học cách khi nào thì hỏi trợ giúp
Không chỉ đừng ngại khi hỏi trợ giúp, mà bạn còn cần biết khi nào thì nên hỏi. Cố gắng giải quyết vấn đề trước khi hỏi ai đó. Nhưng khi bạn mắc kẹt với một vấn đề đơn giản trong 1 tiếng rồi, chi phí cao hơn lợi ích, thì hãy cầu cứu ngay nhé.
70. Hỏi những câu hỏi hiệu quả
Khi hỏi, bạn hãy cố gắng chi tiết nhất có thể.
71. Nhận feedback khi chưa xong việc
Bạn không cần phải hoàn thành hết công việc rồi mới nhận feedback. Nếu bạn chưa chắc chắn về hướng đi của mình, hãy hỏi một người đồng nghiệp đáng tin cậy để review mọi giải pháp của bạn.
72. Đọc documentation
Documentation là nguồn sự thật thuần tuý nhất về công nghệ. Vậy nên học cách đọc documentation có thể giúp bạn nhanh chóng trở thành một chuyện gia.
73. Thử mọi thứ
Không gì có thể ngăn cản bạn thử một giải pháp nào đó. Sau cùng thì, bạn có mất gì đâu nào?
74. Phát biểu ý kiến trong các cuộc họp
Ý tưởng và quan điểm của bạn đều có giá trị. Vì thế tham gia vào các cuộc họp sẽ giúp bạn phát triển mối quan hệ với team cũng như với sếp.
75. Phối hợp team chéo
Nếu bạn có cơ hội làm việc với các team khác trong công ty, đừng ngại thử.
76. Có những dự án vì đam mê
Khi bạn làm việc 40 tiếng 1 tuần, bạn cần 1 project mà bạn đam mê để làm. Những project đó sẽ giúp bạn tìm lại tình yêu với lập trình và thử những công nghệ mới mà bạn không có cơ hội để làm trên công ty.
77. Xác định mục tiêu nghề nghiệp của bạn
Nắm rõ con đường sự nghiệp lập trình của bạn rất quan trọng. Không có mục tiêu, cũng giống như bạn bắn tên mà không có bia để ngắm vậy.
78. Tham gia vào các cuộc thảo luận
Comment trên blog, tham gia trên twitter, trong các cộng đồng,… Bạn sẽ học được nhiều thứ hơn khi chủ động tranh luận.
79. Thực hiện những task ưu tiên
Học cách lên thứ tự ưu tiên cho task sẽ giúp bạn xử lý hiệu quả hơn. Luôn có một to-do list cho các công việc hàng ngày cũng như những công việc dài hạn và sắp xếp chúng khoa học.
80. Đừng nhìn sơ qua những cái chi tiết
Những thứ chi tiết có thể tạo nên khác biệt lớn cho project của bạn.
81. Tin tưởng đồng đội
Thành viên trong team của bạn được trả lương nhờ những kỹ năng của họ. Hãy dùng chúng và tin tưởng đồng nghiệp để hoàn thành công việc.
82. Học cách phân công nhiệm vụ
Nếu bạn ở vị trí leader, hãy học cách chia công việc cho team thật hiệu quả. Bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và không phải thất vọng, vì bạn không thể làm hết được mọi thứ.
83. Đừng so sánh mình với người khác
Người duy nhất bạn nên so sánh đó chính là bạn của ngày hôm qua.
84. Luôn có đồng minh bên cạnh
Học lập trình là một hành trình rất lâu và khó khăn. Hãy tìm kiếm người có thể giúp bạn hoàn thành hành trình của bạn nhé.
85. Đừng bắt đầu làm những thứ có quy mô lớn
Bắt đầu làm một project quy mô lớn có thể giúp bạn trở thành người giỏi trong mắt mọi người. Tuy nhiên, bạn chỉ nên giữ tư tưởng làm những thứ to lớn trong đầu, chứ đừng bắt đầu làm liền. Vì nếu vậy bạn sẽ khiến cho team khó chịu khi phải làm những thứ phức tạp không cần thiết.
86. Cân nhắc về hiệu suất làm việc
Nếu bạn muốn dùng công nghệ xịn sò, bạn nên cân nhắc hiệu suất làm việc của mình. Liệu bạn có đang làm việc với hiệu suất thấp? Nếu vậy thì bạn nên cân nhắc việc sử dụng công nghệ mới.
87. Đừng phân biệt
Đừng phân biệt công nghệ hay ý tưởng mới. Hãy luôn sẵn sàng đón nhận và học hỏi những kỹ năng mới. Và bạn cũng đừng phân biệt người khác. Ai cũng xứng đáng được đối xử tốt.
88. Mô-đun hoá code của bạn
Bạn có thể viết toàn bộ code trong một file lớn, nhưng sẽ không thể maintain tốt. Mô-đun hoá sẽ giúp code của bạn chạy ngon và dễ test hơn.
89. Đừng tin vào copy và paste
Nếu bạn định copy paste một giải pháp nào đó trên StackOverflow, bạn nên hiểu rõ nó là gì. Hãy có trách nhiệm trong việc chọn lựa code để làm việc.
90. Tạo ra một môi trường đầy cảm hứng
Bạn sẽ có nhiều động lực làm việc hơn nếu có không gian làm việc tốt.
91. Luôn nhớ về xuất phát điểm của mình
Chúng ta đều bắt đầu giống như nhau. Mặc cho những kỹ năng hay vị trí bạn làm là gì, đừng bao giờ quên mình đến từ đâu.
92. Luôn lạc quan
Nếu mọi thứ trở nên xấu đi, hãy cố gắng và lạc quan lên. Ngày mai là một ngày mới. Lạc quan sẽ giúp team bạn có sức mạnh vượt qua tất cả.
93. Liên tục xem lại quy trình làm việc của bạn
Không phải mọi thứ đang hoạt động tốt ở hiện tại thì tương lai cũng sẽ vậy. Luôn đánh giá lại workflow và điều chỉnh khi cần thiết.
94. Học cách làm việc ở nhà
Nếu bạn có thể làm việc ở nhà, hãy làm thật hiệu quả. Tìm một nơi ngoài văn phòng và tránh bị làm phiền. boneskull có viết một bài khá hay về làm việc tại nhà. Bạn có thể đọc ở đây.
95. Mã truy cập
Khả năng truy cập không cần phải suy nghĩ quá nhiều, và cũng không nên quá khó. Mọi người cần dễ dàng sử dụng sản phẩm của bạn.
96. Tôn trọng cam kết
Nếu bạn cam kết với ai sẽ làm đúng deadline thì nên giữ lời hứa. Còn trong trường hợp có thể trễ deadline thì hãy nói ra ngay.
97. Hãy chủ động
Nếu bạn đang rảnh thì hãy giúp team bạn. Họ sẽ rất biết ơn vì bạn đã chủ động như vậy đấy.
98. Làm Portfolio đẹp
Một Portfolio đẹp sẽ làm bạn khác biết với người khác. Thể hiện mọi kỹ năng lập trình và thiết kế trong Portfolio của mình nhé.
99. Ghi nhớ lý do bạn yêu lập trình
Bạn vào ngành này vì thấy nó thú vị. Nếu bạn có thất vọng hay bực bội, hãy nghỉ ngơi một chút. Cho bạn không gian để tìm lại đam mê lập trình trong mình.
100. Chia sẻ kiến thức
Nếu bạn học được thứ gì đó hữu ích, hãy chia sẻ cho mọi người. Hãy chia sẻ trong một buổi meetup hay hội thảo. Chia sẻ cho đồng nghiệp hay nhân viên của bạn trong mỗi buổi ăn trưa. Chia sẻ kiến giúp bạn củng cố lại kiến thức của mình trong khi đem đến nhiều giá trị hơn cho người khác.
Kết
Trên đây là 100 tips cho lập trình viên để phát triển bản thân. Hy vọng các bạn sẽ cần tới. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Có thể bạn quan tâm:
- Một số tips nhỏ khi sử dụng vuejs
- Tổng hợp 6 Thủ Thuật JavaScript hữu ích
- 5 tip về GitHub cho lập trình viên
Truy cập ngay việc làm IT đãi ngộ tốt trên TopDev
- G Giải Quyết Bài Toán Kinh Doanh Bằng Big Data và AI
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- F Framework nào tốt nhất cho dự án của bạn? – Checklist chi tiết
- K Kinh nghiệm xử lý responsive table hiệu quả
- S Stackoverflow là gì? Bí kíp tận dụng Stack Overflow hiệu quả
- 7 7 kinh nghiệm hữu ích khi làm việc với GIT trong dự án
- B Bài tập Python từ cơ bản đến nâng cao (có lời giải)
- B Bảo mật API là gì? Một số nguyên tắc và kỹ thuật cần biết
- H Hướng dẫn cài đặt và tự học lập trình Python cơ bản từ A-Z
- C Chinh Phục Phân Tích Dữ Liệu Với Pandas Trong Python: Hướng Dẫn Từng Bước