10 lý do kiểm thử phần mềm trở thành một nghề thời thượng
Bài viết được sự cho phép của vntesters.com
10. Không có kiểm thử phần mềm – Không có phần mềm.
Nếu như không có kiểm thử, phần mềm trở nên vô dụng. Kiểm thử phần mềm không tạo nên phần mềm mà kiểm thử giúp phần mềm có thể sử dụng được.
9. Bạn giữ được uy tín và tiết kiệm chi phí cho công ty mình (Điểm mấu chốt).
Bạn phát hiện và xử lý các lỗi để khách hàng của bạn không phải giải quyết chúng. Khi khách hàng phải đối mặt với những lỗi, điều này sẽ tổn hao công ty bạn nhiều hơn nữa (chẳng hạn như chi phí, uy tính, thời gian, v.v…).
8. Đem đến sự yên tâm (Sự tự tin).
Ngày nay, phần mềm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống chuyên nghiệp. Vì thế, khi bạn kiểm thử phần mềm tốt, bạn sẽ giúp công ty bạn và khách hàng có sự tự tin hơn vào phần mềm. Bạn cung cấp những thông tin thiết yếu tạo niềm tin của tòan đội vào sản phầm và lợi ích cho mọi người.
7. Bạn làm hài lòng nhiều người (Niềm phấn khởi).
Bạn thỏa mãn được nhu cầu khách hàng về tiêu chí thân thiện với người sử dụng.
6. Kiểm thử phần mềm tạo cho bạn cơ hội liên tục tiếp cận những điều tốt nhất và mới nhất.
Kiểm thử phần mềm đòi hỏi một quá trình học hỏi, rèn luyện và thay đổi không ngừng. Bạn phải liên tục nắm bắt những giải pháp kiểm thử mới để bắt kịp các phương pháp phát triển, những công nghệ nền tảng mới, những sáng kiến sản phẩm mới và những phương án mới cho những sản phẩm phần mềm được ứng dụng.
Kiểm thử phần mềm không chỉ giúp bạn đơn thuần tiếp cận với phần mềm. Kiểm thử còn bao gồm yếu tố phân tích kinh doanh. Để trở thành một kỹ sư kiểm thử giỏi bạn sẽ phải luôn tìm hiểu nhu cầu kinh doanh của khách hàng.
5. Kiểm thử phần mềm đòi hỏi cao về tư duy, phân tích và sáng tạo.
Kiểm thử phần mềm tạo điều kiện cho bạn tận dụng tối đa tư duy đánh giá và sáng tạo để bạn có thể phát hiện ra những điểm mà người khác chưa nhìn thấy.
Kiểm thử phần mềm có thể là một thách thức tư duy thú vị. Kiểm thử phần mềm đòi hỏi kỹ thuật ít hơn so với phát triển phần mềm. Nhưng điều này không có nghĩa kiểm thử là thứ cấp. Bạn không nhất thiết là một nhà lập trình đam mê mới có thể trở thành một kỹ sư kiểm thử phần mềm. Tuy nhiên, bạn phải có những kỹ năng sáng tạo và phân tích tốt để có thể giúp bạn phát triển xa hơn trong nghề.
4. Nhiều người có thể làm, nhưng rất ít người có thể làm tốt
Hiện tại vẫn còn rất ít chuyên gia về lĩnh cực kiểm thử phần mềm. Nói một cách cụ thể, có tương đối ít người thực sự giỏi về lĩnh vực này. Đây là một cơ hội cho bạn.
3. Kiểm thử phần mềm luôn là một nghề cần thiết.
Kiểm thử chiếm từ 30% – 40% trong qui trình phát triển phần mềm, vì thế, luôn luôn có nhu cầu cao. Nhiều người có thể kiểm thử phần mềm, tuy nhiên chỉ có một số rất ít có thể kiểm thử hiệu quả.
2. Kiểm thử phần mềm là một nghề thử thách và xứng đáng.
Trong khi các kỹ sư phát triển phần mềm thường làm việc với một hoặc nhiều khâu của phần mềm, chứ không phải toàn bộ phần mềm, thì các kỹ sư kiểm thử phần mềm có cơ hội làm việc trên sản phẩm từ A đến Z (sản phẩm mang tính hòan chỉnh hơn một phần mềm) và ở cấp độ chi tiết sâu hơn. Kiểm thử phần mềm chuyên nghiệp đòi hỏi sự phối hợp các kỹ năng gồm kiểm thử phần mềm, kỹ thuật công nghệ thông tin, chuyên môn miền (domain), quản lý dự án và kỹ năng truyền thông.
Kiểm thử phần mềm yêu cầu nhiều kỹ năng truyền thông và ngôn ngữ (chẳng hạn tiếng Anh nếu bạn làm việc với một nhóm phát triển của Mỹ). Bạn càng có kỹ năng truyền thông ngôn ngữ tốt, bạn càng được đền bù xứng đáng.
Kiểm thử là cầu nối từ phát triển phần mềm đến các khách hàng, những người sử dụng phần mềm. Kiểm thử hiệu quả là công việc mô hình hóa kinh doanh, phân tích ứng dụng và thấu hiểu thị trường.
1. Kiểm thử phần mềm là một nghề có phúc lợi tốt với cơ hội thăng tiến nghề nghiệp nhanh chóng và đa dạng.
Kiểm thử phần mềm là một ngành công nghiệp có nhiều tiềm năng nghiên cứu, học tập, tiên phong và sáng tạo. Vì vậy, lĩnh vực này có nhiều cơ hội thăng tiến sự nghiệp của bạn một cách nhanh chóng, và được hưởng những phúc lợi xứng đáng, cũng như cơ hội trở thành những nhà lãnh đạo tư duy.
Trong nghề kiểm thử phần mềm có rất nhiều cơ hội phát triển. Bạn có thể trở thành kỹ sư cấp cao, trưởng dự án, nhà quản lý dự án, nhà quản lý cấp cao, giám đốc, v.v…
Nguồn: http://www.logigear.vn
Bài viết gốc được đăng tải tại vntesters.com
Có thể bạn quan tâm:
- Xu Hướng Gia Công Phần Mềm Cho Nhật Bản
- Phát triển phần mềm: Từ nghiệp dư thành chuyên nghiệp
- Để tự động hóa kiểm thử thành công – Phần 2
Xem thêm tuyển dụng it remote hấp dẫn trên TopDev
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- i iOS 18 có gì mới? Có nên cập nhật iOS 18 cho iPhone của bạn?
- G Gamma AI là gì? Cách tạo slide chuyên nghiệp chỉ trong vài phút
- P Power BI là gì? Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng PBI?
- K KICC HCMC x TOPDEV – Bước đệm nâng tầm sự nghiệp cho nhân tài IT Việt Nam
- T Trello là gì? Cách sử dụng Trello để quản lý công việc
- T TOP 10 SỰ KIỆN CÔNG NGHỆ THƯỜNG NIÊN KHÔNG NÊN BỎ LỠ
- T Tìm hiểu Laptop AI – So sánh Laptop AI với Laptop thường
- M MySQL vs MS SQL Server: Phân biệt hai RDBMS phổ biến nhất
- S SearchGPT là gì? Công cụ tìm kiếm mới có thể đánh bại Google?