10 Frameworks tốt nhất hiện nay cho PHP
PHP được biết đến như một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trên thế giới với sự phát triển mạnh mẽ kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên dưới dạng 1 đoạn ngắn trong tập tin HTML.
Trong thời gian này, giới lập trình viên đã bắt đầu xuất hiện nhu cầu xây dựng những websites và webapps với độ phức tạp nhất định. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ tốn rất nhiều thời gian cũng như công sức để hoàn tất sản phẩm từ lúc nó chỉ còn là ý tưởng. Những framework của PHP cung cấp cho các developer một giải pháp tương đối để tạo ra một hướng đi tự nhiên hơn.
Trong bài viết này, chúng tôi đã cẩn thận chọn ra 10 framework cho PHP phổ biến nhất, với khả năng mạnh mẽ giúp việc phát triển Backend web trở nên thuận lợi và hợp lý hơn.
Lý do nên dùng Framework PHP
Đầu tiên, chúng ta hãy điểm qua những lí do quan trọng nhất mà phần lớn các developer thích sử dụng framework PHP, và cách mà những framework này tôi ưu hóa quá trình phát triển sản phẩm.
- Tăng tốc quá trình phát triển.
- Tổ chức, sắp xếp, duy trì và tái sử dụng code.
- Cho phép sản phẩm của bạn phát triển từng ngày, bởi những web apps chạy trên framework đều có khả năng mở rộng.
- Giúp bạn giảm bớt căng thẳng về vấn đề an ninh của site.
- Đảm bảo tính logic và khả năng trình bày nhờ đi theo khuôn mẫu MVC (Model-View-Controller)
1. Laravel
Mặc dù Laravel là framework PHP mới (tung ra năm 2011), tuy nhiên theo khảo sát online mới đây của Sitepoint thì Laravel là framework được sử dụng phổ biến nhất trong giới developer. Laravel sở hữu một hệ sinh thái khổng lộ với instant hosting và nền tảng vận hành, và trang website chính thức của nó cung cấp rất nhiều hướng dẫn thông qua Laracasts.
Laravel sở hữu rất nhiều tính năng cho phép phát triển nhanh ứng dụng. Nó có một engine khuôn mẫu hạng nhẹ được gọi là “Blade”, những cú pháp cực kì gọn gàng giúp công việc thường nhật của bạn như authentication, sessions, queuing, bộ nhớ đệm và RESTful routing trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Laravel còn tích hợp môi trường làm việc riêng gọi là Homestead.
2. Symfony
Những thành phần trong framework Symfony 2 được sử dụng trong rất nhiều project ấn tượng như hệ thống quản lý nội dung Drupal hay forum phần mềm phpBB. Symfony sở hữu một cộng đồng developer rộng lớn với rất nhiều fan nhiệt huyết.
Những thành phần của Symfony được xem như là những thư viện PHP hỗ trợ bạn trong rất nhiều công việc, như tạo form, tùy chỉnh đối tượng, routing, authentication, templating, và rất nhiều những thứ khác. Bạn có thể cài đặt bất kì thành phần nào bạn muốn bằng cách sử dụng phần mềm quản lý Composer PHP. Website của Symfony có rất nhiều khu vực hấp dẫn, nơi bạn có thể quan sát một cách tổng thể cách mà các developer khác hoàn thành công việc của mình nhờ framework tiện lợi này.
3. CodeIgniter
CodeIgniter là một framework PHP thuộc hạng nhẹ với tuổi đời trên 10 năm (ra đời vào năm 2006). CodeIgniter sở hữu một quy trình cài đặt thẳng và chỉ yêu cầu một ít tùy chỉnh nhỏ, điều này có thể giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức. Nó còn có những gợi ý nhằm giúp bạn tránh được xung đột giữa các phiên bản của PHP, và CodeIgniter hoạt động mượt trên hầu hết những hosting platform (phiên bản hiện tại chỉ yêu cầu PHP 5.2.4)
CodeIgniter không hoàn toàn dựa theo khuôn mẫu phát triển MVC. Sử dụng Controller là bắt buộc, nhưng Models và Views đều cho phép bạn lựa chọn hoặc bỏ qua, và bạn còn có thể sử dụng code riêng của mình và đặt tên cho quy ước. Tất cả đều là những bằng chứng cho thấy CodeIgniter tạo ra một sự thoải mái lớn cho người dùng như thế nào. Nếu bạn download nó, bạn sẽ nhận ra rằng CodeIgniter chỉ có độ lớn khoảng 2MB, vì vậy đây là một framework khá lean và cho phép bạn cài đặt plugins từ bên thứ 3 nếu có nhu cầu sử dụng những chức năng phức tạp hơn.
Xem ngay tin tuyển dụng PHP lương cao trên TopDev
4. Yii 2
Với việc lựa chọn Yii framework, ban đã góp phần tăng hiệu năng của sản phẩm khi nó nhanh hơn bất kì framework PHP nào khác nhờ sử dụng phương pháp lazy loading. Yii 2 thuần túy là một object-oriented, và nó dựa trên phương thức code DRY (Don’t Repeat Yourself), và nó cung cấp cho bạn nền tảng code khá rõ ràng và mang tính logic.
Yii 2 được tích hợp với jQuery, bao gồm cả một bộ tính năng của AJAX. Nó được xây dựng với cơ chế skin và theme dễ sử dụng, vì vậy đây sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho bất cứ developer đã có kinh nghiệm về Frontend. Nó còn sở hữu một code generator mạnh mẽ được gọi là Gii cho phép người dùng object-oriented thuận thiện và prototyping nhanh chóng, và cung cấp giao diện web-base cho phép bạn linh động tạo ra code bạn muốn.
5. Phalcon
Phalcon framework được tung ra vào năm 2012 và đẫ nhanh chóng nhận được sự quan tâm từ giới PHP developer. Phalcon được biết đến như một framework hoạt động cực kì nhanh nhờ được viết ở C và C++ nhằm đạt được hiệu suất hoạt động tối đa có thể. May mắn thay, bạn sẽ không cần phải học ngôn ngữ C để sử dụng, bởi những tính năng này có thể được sử dụng trong bất kì ứng dụng nào.
Phalcon đôi lúc được xem như một tiện ích mở rộng ngôn ngữ C, nó không chỉ tăng tốc độ hoạt động mà còn giảm tải lượng tài nguyên sử dụng. Phalcon cũng được tích hợp cùng rất nhiều tính năng thú vị như universal auto-loader, quản lý, bảo mật, dịch thuật, bộ nhớ đệm và nhiều thứ khác. Phalcon rất đáng để thử với một framework đầy đủ và dễ sử dụng.
Tuyển dụng PHP Hà Nội lương cao
6. CakePHP
CakePHP là framework tuy đã xuất hiện từ rất lâu (2005) nhưng vẫn nằm trong nhóm những framework PHP phổ biến nhất hiện nay nhờ luôn cập nhật và bắt kịp thời đại. Trong phiên bản mới nhất, CakePHP 3.0 đã nâng cấp phiên quản lý, tăng cường hiệu suất thông qua việc phân tách hàng loạt thành phần, và tăng cả năng tạo ra nhiều thư viện độc lập hơn.
Cake PHP sở hữu quầy trưng bày rất ấn tượng, nó tăng cường sức mạnh cho website của những hãng lớn như BMW, Huyndai và Express. Đây là một công cụ tuyệt vời cho việc tạo ra web app với nhu cầu bảo mật cao nhờ rất nhiều tính năng bảo mật đi kèm như xác nhận đầu vào (input validation), ngăn chặn sự xâm nhập SQL, ngăn chặn XSS (cross-site scripting), ngăn chặn CSRF (cross-site request forgery), và rất nhiều tính năng khác.
7. Zend Framework
Zend là một framework PHP mạnh mẽ và ổn định, tích hợp theo nó là rất nhiều lựa chọn tùy chỉnh do đó thường không phù hợp với những project nhỏ mà hiệu quả hơn ở những project yêu cầu độ phức tạp cao. Những đối tác của Zend bao gồm IBM, Microsoft, Google và Adobe. Trong phiên bản lớn tung ra trong thời gian tới, Zend Framework 3 sẽ được tối hưu hóa cho PHP7 nhưng vẫn hỗ trợ từ PHP5.5 trở lên.
Trong phiên bản hiện nay, Zend Framework 2 sở hữu rất nhiều tính năng thú vị như công cụ cryptographic coding, công cụ editor kéo-thả dễ sử dụng hỗ trợ công nghệ front-end (HTML, CSS, JavaScript), debug online và công cụ test PHP Unit, ngoài ra nó còn kết nối được với Database Wizard. Zend Framework được tạo ra nhờ phương pháp Angile nhằm mang lại app chất lượng cao cho khách hàng.
8. Slim
Slim là một micro framework của PHP cung cấp cho bạn tất cả mọi thứ mà bạn cần. Micro framework được tối giản trong thiết kế và là một sự lựa chọn tuyệt với cho những project nhỏ. Những người tạo ra Slim thừa nhận họ được truyền cảm hứng từ Ruby micro framework có tên là Sinatra.
Slim được sử dụng bởi rất nhiều PHP developer trong việc tạo ra RESTful APIs và dịch vụ. Slim được tích hơp những tính năng như URL routing, bộ nhớ đệm client-side HTTP, session và cookie encryption, và nó hỗ trợ tin nhắn “flash” xuyên suốt những yêu cầu HTTP.
9. FuelPHP
FuelPHP là một framework PHP linh động được tích hợp tất cả mọi thứ, nó không chỉ hỗ trợ khuôn mẫu MVC thông thường mà còn hỗ trợ cho phiên bản cao cấp hơn, HMVC (Hierarchical Model-View-Controller) ở mức độ cấu trúc. FuelPHP có thêm một lựa chọn được gọi là Presenter (trước đây nó được biết dưới cái tên khác là ViewModel), lựa chọn này nằm giữa layer Controller và View nhằm đảm bảo tính logic cần thiết để tạo ra View.
FuelPHP đảm bảo sự an ninh với việc cung cấp những tính năng như lọc input và URL cũng như mã hóa output, và nó còn sở hữu framework đươc chứng nhận, với rất nhiều tính năng rất tinh vi cùng tài liệu hướng dẫn chi tiết.
10. PHPixie
PHPixie là một framework còn khá mới, nó ra đời năm 2012 với mục đích tạo ra một framework hiệu suất cao cho những website read-only. PHPixie hỗ trợ khuôn mẫu thiết kế HMVC cũng giống như FuelPHP, và nó được xây dựng bằng cách sử dụng những thành phần độc lập, những thành phần này có thể dùng mà không cần framework. Những thành phần của PHPixie đều đã được trải qua thử nghiệm 100%, và việc sử dụng chúng yêu cầu một số lượng điều kiện rất ít.
Website chính thức của PHPixie có hướng dẫn giúp bạn học cách sử dụng Framework chỉ trong 30 phút, đồng thời blog của PHPixie được xây dựng rất chi tiết với nhiều ví dụ thực tiễn. Trong số những tính năng của PHPixie, bạn có thể tìm thấy ORM tiêu chuẩn (object relational mapping), bộ nhớ đệm, xác thực input, khả năng xác thực và phân quyền. PHPixie còn cho phép bạn sử dụng ngôn ngữ HAML, cho phép schema migration, và sở hữu hệ thống routing tinh vi.
Techtalk via Hongkiat
Xem ngay những tin đăng tuyển dụng IT mới nhất trên TopDev
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- F Framework nào tốt nhất cho dự án của bạn? – Checklist chi tiết
- K Kinh nghiệm xử lý responsive table hiệu quả
- S Stackoverflow là gì? Bí kíp tận dụng Stack Overflow hiệu quả
- 7 7 kinh nghiệm hữu ích khi làm việc với GIT trong dự án
- B Bài tập Python từ cơ bản đến nâng cao (có lời giải)
- B Bảo mật API là gì? Một số nguyên tắc và kỹ thuật cần biết
- H Hướng dẫn cài đặt và tự học lập trình Python cơ bản từ A-Z
- C Chinh Phục Phân Tích Dữ Liệu Với Pandas Trong Python: Hướng Dẫn Từng Bước
- D Display CSS là gì? Cách khai báo và sử dụng thuộc tính display trong CSS